Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những đối tượng nào?
Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những đối tượng nào?
Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN
1. Tiền và các khoản tương đương tiền;
2. Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;
3. Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
4. Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
5. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
6. Các khoản kết dư NSNN các cấp;
7. Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
8. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
9. Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.
Theo đó, kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước bao gồm những đối tượng sau:
– Tiền và các khoản tương đương tiền;
– Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;
– Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước;
– Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
– Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
– Các khoản kết dư ngân sách nhà nước các cấp;
– Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
– Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.
Nội dung kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm những gì?
Theo Điều 5 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Theo đó, nội dung kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về:
– Tình hình phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước;
– Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước;
– Tình hình vay và trả nợ vay của ngân sách nhà nước;
– Các loại tài sản của nhà nước do Kho bạc Nhà nước đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Nhiệm vụ của kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước quy định ra sao?
Theo Điều 7 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định nhiệm vụ của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước như sau:
(1) Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước; Các loại tài sản do Kho bạc Nhà nước quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, bao gồm:
– Dự toán chi ngân sách nhà nước;
– Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;
– Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước;
– Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
– Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);
– Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;
– Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của Kho bạc Nhà nước;
– Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của Kho bạc Nhà nước;
– Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống Kho bạc Nhà nước;
– Các hoạt động nghiệp vụ khác của Kho bạc Nhà nước.
(2) Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước, vay, trả nợ vay của ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước.
(3) Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định;
– Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định;
– Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán ngân sách nhà nước, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?