Chế độ đối với gia đình nuôi dưỡng người khuyết tật ra sao? Trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc người khuyết tật như thế nào?
Chế độ đối với gia đình nuôi dưỡng người khuyết tật hiện nay ra sao?
Căn cứ Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về chế độ đối với gia đình nuôi dưỡng người khuyết tật như sau:
- Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
+ Người khuyết tật nặng.
- Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định trên về phía gia đình người chăm sóc người bị khuyết tật cũng sẽ được hưởng kinh phí chăm sóc hàng tháng theo quy định trên.
Nuôi dưỡng người khuyết tật
Có phải gia đình nào nuôi dưỡng người khuyết tật cũng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hay không?
Căn cứ Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật như sau:
- Dạng tật bao gồm:
+ Khuyết tật vận động;
+ Khuyết tật nghe, nói;
+ Khuyết tật nhìn;
+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
+ Khuyết tật trí tuệ;
+ Khuyết tật khác.
- Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.
Như vậy theo quy định trên, về chế độ đối với gia đình nuôi dưỡng người khuyết tật thì hiện nay chỉ áp dụng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, theo đó bạn cần xác định lại xem người thân của bạn có đủ điều kiện để hưởng chế độ hay không nhé.
Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật ra sao?
Căn cứ Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về chính sách của Nhà nước về người khuyết tật như sau:
- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc người khuyết tật
Căn cứ Điều 8 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc người khuyết tật như sau:
- Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
- Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
+ Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
+ Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
+ Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?