Chế độ báo cáo đối với tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam như thế nào?
Tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phải có hệ thống kiểm soát chất lượng đáp ứng tiêu chí gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 102/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiêu chí xác định tổ chức đánh giá độc lập
1. Tổ chức đánh giá độc lập có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.
2. Không tham gia hoạt động nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc quá trình xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp; không tham gia vào các hoạt động quản lý rừng và buôn bán gỗ.
3. Có hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của ISO 17021 hoặc tương đương.
4. Có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm về kiểm toán và đánh giá trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
5. Không có quan hệ về lợi ích với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham vấn tổ chức quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chỉ định tổ chức đánh giá độc lập. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá độc lập thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phải có hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của ISO 17021 hoặc tương đương.
Chế độ báo cáo đối với tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo đối với tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam như thế nào?
Chế độ báo cáo đối với tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam được quy định tại Điều 24 Nghị định 102/2020/NĐ-CP như sau:
Phương pháp, kỳ đánh giá và chế độ báo cáo
1. Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia ISO 19011, ISO 17021 hoặc tương đương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
2. Kỳ đánh giá: 06 tháng một lần trong năm đầu tiên thực hiện cấp giấy phép FLEGT; 12 tháng một lần cho hai năm tiếp theo. Sau 03 năm thực hiện cấp giấy phép FLEGT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định kỳ đánh giá trong những năm tiếp theo.
3. Chế độ báo cáo: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ đánh giá, tổ chức đánh giá độc lập gửi báo cáo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ đánh giá.
Lưu ý: Nội dung đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam được quy định tại Điều 23 Nghị định 102/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Đánh giá việc thực hiện của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ, quản lý dữ liệu; phân loại doanh nghiệp và xác nhận gỗ xuất khẩu.
- Đánh giá việc cấp giấy phép FLEGT.
- Đánh giá khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
- Đánh giá nội dung khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
- Khung đánh giá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
Giấy phép FLEGT bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 102/2020/NĐ-CP thì giấy phép FLEGT bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép FLEGT do chủ gỗ tự nguyện trả lại;
- Giấy phép FLEGT hết hạn nhưng chủ gỗ không xuất khẩu hoặc không đề nghị gia hạn giấy phép: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giấy phép hết hạn, chủ gỗ có trách nhiệm trả lại giấy phép cho Cơ quan cấp phép;
- Chủ gỗ có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng gỗ xuất khẩu bị phát hiện sau khi được cấp giấy phép FLEGT;
- Chủ gỗ có hành vi gian lận thông tin liên quan đến giấy phép FLEGT đã được cấp như: làm giả, thay đổi, sửa đổi thông tin trên giấy phép FLEGT.
Lưu ý: Cách thức thu hồi giấy phép FLEGT như sau:
- Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này là giấy phép điện tử, chủ gỗ trả lại giấy phép cho Cơ quan cấp phép qua Hệ thống cấp giấy phép FLEGT điện tử. Cơ quan cấp phép thực hiện hủy giấy phép điện tử do chủ gỗ trả lại trên Hệ thống cấp giấy phép FLEGT điện tử;
- Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này là giấy phép bản giấy, chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện giấy phép FLEGT bản giấy đã được cấp cho Cơ quan cấp phép để lưu giữ;
- Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép FLEGT đã cấp;
- Cơ quan cấp phép đăng thông tin về giấy phép FLEGT đã thu hồi trên trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép đồng thời thông báo cho cơ quan thẩm quyền FLEGT của nước nhập khẩu thuộc EU.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Một số quy định bầu cử tại Đại hội Chi bộ? Tải về Mẫu Một số quy định về bầu cử tại Đại hội Chi bộ của Đoàn chủ tịch?
- Mẫu phiếu tín nhiệm Cấp ủy Chi bộ là mẫu nào? Cách viết mẫu phiếu tín nhiệm Cấp ủy Chi bộ? Tải về mẫu?
- QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào?
- Tham luận Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ngắn gọn? Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là tổ chức của ai?
- Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập có yêu cầu về tính độc lập, khách quan không?