Chế độ báo cáo định kỳ là gì? Thời gian chốt số liệu chế độ báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày bao nhiêu?
Chế độ báo cáo định kỳ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 09/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Các loại chế độ báo cáo
1. Chế độ báo cáo định kỳ là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
2. Chế độ báo cáo chuyên đề là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Chế độ báo cáo đột xuất là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.
Theo đó, chế độ báo cáo định kỳ là chế độ báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
Chế độ báo cáo định kỳ là gì? Thời gian chốt số liệu chế độ báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian chốt số liệu chế độ báo cáo định kỳ hằng năm được tính từ ngày bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ
1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Đối với các báo cáo định kỳ khác, thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định, nhưng phải đáp ứng các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 11 Nghị định này.
Như vậy, thời gian chốt số liệu chế độ báo cáo định kỳ hằng năm sẽ được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 09/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được quy định bao gồm:
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
- Cơ quan thuộc Chính phủ ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định pháp luật.
Đối với chế độ báo cáo định kỳ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp tỉnh thực hiện.
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp huyện thực hiện.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp xã thực hiện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải 2 mẫu giấy ủy quyền làm việc với cơ quan thuế mới nhất? Giấy ủy quyền làm việc với cơ quan thuế là gì?
- Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch cấp nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia?
- Ngày 4 tháng 12 là ngày gì? Ngày 4 tháng 12 có phải ngày nghỉ lễ tại Việt Nam không? Ngày 4 tháng 12 năm 2024 là thứ mấy?
- Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là gì? Nội dung từng quy hoạch phải được thể hiện bằng hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch?
- Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu quan điểm thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như thế nào?