Chất lượng lạc quả và lạc hạt được xác định trên cơ sở nào? Để xác định tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt thì sử dụng các dụng cụ nào?
Chất lượng lạc quả và lạc hạt được xác định trên cơ sở nào?
Chất lượng lạc quả và lạc hạt được xác định trên cơ sở được quy định tại tiết 1.1.1 tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2384:1993 như sau:
LẤY MẪU
1.1 Khái niệm
1.1.1. Chất lượng của lạc quả, lạc hạt được xác định trên cơ sở phân tích mẫu trung bình lấy ở lô hàng.
1.1.2. Lô hàng đồng nhất là lượng lạc quả hoặc lạc hạt cùng một loại, cùng một hạng chất lượng, được đóng gói trong cùng một loại bao bì (hoặc để rời trong cùng một dụng cụ chứa đựng), được giao nhận cùng một thời gian, được chuyên chở và bảo quản trong cùng một điều kiện và không lớn hơn 5000 bao hoặc 50t với lô hàng rời.
1.1.3. Mẫu ban đầu là khối lượng lạc quả hay lạc hạt lấy ở mỗi vị trí bao được chỉ định lấy mẫu hoặc ở các vị trí của lô hàng đổ rời.
1.1.4. Mẫu chung là khối lượng lạc quả hay lạc hạt được tập hợp từ tất cả các mẫu ban đầu của một lô hàng nhất định và có khối lượng không nhỏ hơn 5 kg.
1.1.5. Mẫu trung bình là khối lượng được lập từ mẫu chung có khối lượng không nhỏ hơn 2 kg.
1.1.6. Mẫu phân tích là lượng lạc rút ra từ mẫu trung bình để xác định một nhóm các chỉ tiêu chất lượng nhất định của các lô.
1.2. Dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu
- Xiên lấy mẫu bằng kim loại dùng để lấy mẫu lạc hạt;
- Xiên ngắn dùng để lấy mẫu trong bao có kích thước và yêu cầu theo TCVN 4809-89;
- Xiên dài dùng để lấy mẫu ở những lô lạc hạt rời đổ đống theo TCVN 1700 – 86;
- Khay men trắng có dung tích phù hợp để chứa một số mẫu ban đầu;
- Dụng cụ phân mẫu chuyên dùng hoặc thước gỗ và một mặt phẳng sạch có diện tích phù hợp để đựng mẫu chung.
- Túi PE có độ dày và dung tích phù hợp để đựng mẫu trung bình;
- Lọ thủy tinh nút mài hay hợp nhựa kín bằng PE có độ dày và dung tích phù hợp mẫu phân tích;
- Dao để mở bao lạc vỏ và kim khâu và dây đay để khâu bao.
Tất cả các dụng cụ trên phải khô, sạch.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chất lượng lạc quả và lạc hạt được xác định trên cơ sở phân tích mẫu trung bình lấy ở lô hàng.
Chất lượng lạc quả và lạc hạt được xác định trên cơ sở nào? Để xác định tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt thì sử dụng các dụng cụ nào? (Hình từ Internet)
Để xác định tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt thì sử dụng các dụng cụ nào?
Để xác định tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt thì sử dụng các dụng cụ được quy định tại tiết a tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2384:1993 như sau:
PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 Xác định tạp chất và các loại hạt bị hư hại và khuyết tật.
a) Dụng cụ
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01 g;
- Sàng lưới kim loại tương ứng với sàng có đường kính 3mm;
- Khay men trắng;
- Kẹp gắp hạt;
- Cốc thủy tinh có dung tích 50, 100, 250 ml.
b) Tiến hành thử
- Đối với lạc hạt: từ mẫu trung bình đã trộn đều, lấy khoảng 200g với độ chính xác 0,01g, cho vào sàng có đường kính lỗ 3 mm quay lắc bằng tay 30 vòng hay cho qua máy lắc với tốc độ 150 – 160 lần trong 1 phút. Đổ phần còn lại sang khay men trắng. Nhặt các tạp chất lớn còn lại trên sàng, cân gộp với phần tạp chất nhỏ đã lọt qua sàng.
Sau đó dùng kẹp nhặt riêng từng loại hạt:
+ nhăn non, teo, lép và các hạt bị khuyết tật trong TCVN 2383-78 mục 1.2.2;
+ hạt khác loại.
Bỏ các hạt trên vào từng cốc thủy tinh khô, sạch và đã xác định khối lượng, cân riêng từng cốc để xác định khối lượng tạp chất và từng loại hạt không hoàn thiện.
- Đối với lạc quả cũng tiến hành như đối với lạc hạt, nhưng phải thật sạch tạp chất 2 lần: lần 1 trước khi bỏ vỏ, lần 2 sau khi bóc vỏ.
Ngoài ra phải để riêng các lạc quả bị rỗng (không có nhân) vào riêng một cốc thủy tinh đã biết khối lượng trước để xác định khối lượng lạc quả rỗng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì để xác định tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt thì sử dụng các dụng cụ sau:
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01 g;
- Sàng lưới kim loại tương ứng với sàng có đường kính 3mm;
- Khay men trắng;
- Kẹp gắp hạt;
- Cốc thủy tinh có dung tích 50, 100, 250 ml.
Kết quả từng loại tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt được tính theo công thức nào?
Kết quả từng loại tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt được tính theo công thức được quy định tại tiết c tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2384:1993 như sau:
PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 Xác định tạp chất và các loại hạt bị hư hại và khuyết tật.
…
c) Tính kết quả
Từng loại hạt hoặc tạp chất được tính bằng phần trăm khối lượng (X1) theo công thức:
trong đó:
M1 – khối lượng tạp chất hay khối lượng của từng loại hạt khuyết tật hay hư hại, tính bằng gam (g);
m – khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).
Kết quả thử là trung bình cộng của hai lần xác định đồng thời và được biểu thị tới số lẻ thứ hai.
Sai khác giá trị của hai lần xác định không được vượt quá 0,05%.
Như vậy, theo quy định trên thì kết quả từng loại tạp chất của các loại lạc quả và lạc hạt được tính theo công thức sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?