Chất lượng của sầu riêng quả tươi hạng I được quy định như thế nào? Sai số về chất lượng của sầu riêng quả tươi hạng I được quy định ra sao?
Chất lượng của sầu riêng quả tươi hạng I được quy định như thế nào?
Căn cứ tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10739:2015 quy định chất lượng của sầu riêng quả tươi như sau:
Yêu cầu về chất lượng
...
3.2 Phân hạng
Sầu riêng quả tươi được phân thành 3 hạng như sau:
3.2.1 Hạng “đặc biệt”
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất theo đặc trưng của mỗi giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 4 ngăn múi. Đối với các giống Kanyao và Pradumtong, mỗi quả phải có tối thiểu 5 ngăn múi. Các gai phải phát triển đầy đủ và không bị nứt ở chân gai. Quả không có khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhỏ trên vỏ quả không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
3.2.2 Hạng I
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt với những đặc trưng của giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 3 ngăn múi, nhưng không ảnh hưởng đến hình dáng quả. Đối với các giống Kanyao và Pradumtong, mỗi quả phải có tối thiểu 4 ngăn múi. Các gai phải phát triển đầy đủ và không bị nứt ở chân gai. Cho phép có các khuyết tật nhỏ trên vỏ quả, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
3.2.3 Hạng II
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 3.1 tùy theo đặc trưng của từng giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 2 ngăn múi. Đối với các giống Kanyao và Pradumtong, mỗi quả phải có tối thiểu 3 ngăn múi. Cho phép có những khuyết tật rất nhỏ trên vỏ quả nhưng không làm ảnh hưởng đến thịt quả.
Theo đó, sầu riêng quả tươi thuộc hạng I phải có chất lượng tốt với những đặc trưng của giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 3 ngăn múi, nhưng không ảnh hưởng đến hình dáng quả. Đối với các giống Kanyao và Pradumtong, mỗi quả phải có tối thiểu 4 ngăn múi. Các gai phải phát triển đầy đủ và không bị nứt ở chân gai. Cho phép có các khuyết tật nhỏ trên vỏ quả, miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
Sầu riêng quả tươi (Hình từ Internet)
Sai số về chất lượng của sầu riêng quả tươi hạng I được quy định ra sao?
Căn cứ tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10739:2015 quy định sai số về chất lượng của sầu riêng quả tươi hạng I như sau:
Sai số cho phép
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hạng.
5.1 Sai số về chất lượng
5.1.1 Hạng “đặc biệt”
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng sầu riêng quả tươi trong mỗi lô sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng I.
5.1.2 Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng sầu riêng quả tươi trong mỗi lô sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.
5.1.3 Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng sầu riêng quả tươi trong mỗi lô sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
5.2 Sai số về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 20 % số lượng hoặc khối lượng sầu riêng quả tươi tương ứng với kích cỡ cao hơn hoặc thấp hơn kích cỡ liền kề được ghi trên bao bì.
Theo đó, sai số về chất lượng của sầu riêng quả tươi hạng I cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng sầu riêng quả tươi trong mỗi lô sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng II.
Việc ghi nhãn sầu riêng quả tươi hạng I được quy định thế nào?
Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10739:2015 quy định việc ghi nhãn sầu riêng quả tươi hạng I như sau:
Ghi nhãn
7.1 Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
7.1.1 Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài thì trên mỗi bao bì phải được dán nhãn ghi tên sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc loại thương phẩm.
7.2 Bao gói không dùng để bán lẻ
Mỗi bao bì sản phẩm phải bao gồm các thông tin dưới đây, các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển rời thì cần phải có tài liệu kèm theo lô hàng
7.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn).
7.2.2 Tên sản phẩm
Cần ghi rõ tên của sản phẩm, tên của giống hoặc loại thương phẩm (tùy chọn), nếu sản phẩm không thể nhìn thấy từ phía bên ngoài.
7.2.3 Nguồn gốc xuất xứ
Nước xuất xứ và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên khu vực hoặc địa phương.
7.2.4 Nhận biết về thương mại
- hạng;
- kích cỡ (mã kích cỡ hoặc khối lượng tối thiểu và tối đa, tính bằng gam);
- số lượng quả (tùy chọn);
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
7.2:5 Dấu kiểm tra (tùy chọn).
Theo đó, việc ghi nhãn sầu riêng quả tươi hạng I được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?