Chất kích thích là gì? Phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến chất kích thích như sau: Chất kích thích là gì? Phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của chị N.T.P ở Lâm Đồng.

Chất kích thích là gì? Phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chất kích thích là một thuật ngữ mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều loại hoạt chất làm tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và cơ thể.

Các chất kích thích được sử dụng phổ biến như rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra, còn có các loại ma túy, cỏ mỹ, cần sa,…

Theo Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:

Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định trên, người phạm tội trong trạng thái sử dụng chất kích thích vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.

Chất kích thích

Chất kích thích (Hình từ Internet)

Người sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì có phải bồi thường không?

Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dùng chất kích thích gây ra được quy định tại Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Theo đó, người sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người đó.

Trường hợp một người cố ý dùng chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trẻ em sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì ai có trách nhiệm bồi thường?

Quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Như vậy, trẻ em sử dụng chất kích thích sau đó gây thiệt hại cho người khác thì người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

+ Trường hợp trẻ em chưa đủ 15 tuổi: nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà trẻ này có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

+ Trường hợp trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên: phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Lưu ý: trường hợp trẻ em này có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của trẻ để bồi thường thiệt hại.

Nếu trẻ em không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Chất kích thích
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà thầu vi phạm quy định trong lĩnh vực khảo sát xây dựng để sập cầu qua sông thì chịu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cố ý làm lộ clip nóng của bạn gái lên mạng thì đi bao nhiêu năm tù? Bị người khác làm lộ clip nóng lên mạng thì có thể yêu cầu bồi thường không?
Pháp luật
Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? Trường hợp chưa đến mức truy cứu TNHS thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Truy nã là gì? Trốn truy nã có làm tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Nội dung quyết định truy nã bao gồm những gì?
Pháp luật
Người phạm tội bị kết án với hình phạt tiền thì có án tích không? Người phạm tội phạm nhiều tội thì tổng hợp hình phạt tiền như thế nào?
Pháp luật
Phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Bị người khác quay lén tắm thì xử lý thế nào?
Pháp luật
ONS là gì? FWB là gì? Mối quan hệ ONS hoặc FWB có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Pháp luật
Tiền án và tiền sự giống hay khác nhau? Đương nhiên xóa án tích đối với người bị kết án trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có bị xử lý hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất kích thích
9,469 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất kích thích Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất kích thích Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào