Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với những đối tượng nào?
- Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với những đối tượng nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
- Người có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp bao lâu thì được sự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp?
Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Chấp hành viên trung cấp
1. Chức trách
Chấp hành viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
b) Tham gia xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án;
d) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
e) Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
g) Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công;
h) Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án;
i) Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao.
...
Như vậy, Chấp hành viên trung cấp có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án.
Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với những đối tượng nào? (hình từ internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên trung cấp thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP thì Chấp hành viên trung cấp phải có đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Am hiểu sâu về nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có khả năng phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Người có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp bao lâu thì được sự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp?
Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Chấp hành viên trung cấp
...
5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên;
b) Trong thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp đã tham gia xây dựng, ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 01 sáng kiến trong phạm vi hệ thống tổ chức Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự hoặc Chi cục Thi hành án dân sự.
Như vậy, người có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp 05 năm (60 tháng) trở lên thì được sự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?