Chấp hành viên có quyền phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật?

Phong toả tài khoản có phải biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự? Chấp hành viên có quyền phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật? Trường hợp người phải thi hành án có thể tẩu tán vật đó thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án không? câu hỏi của chị Hân (Gia Lai).

Phong toả tài khoản có phải biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự?

Căn cứ Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

Biện pháp bảo đảm thi hành án
...
3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
a) Phong toả tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Như vậy, phong tỏa tài khoản là một trong 03 biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Cũng theo quy định này, ngoài phong tỏa tài khoản thì tạm giữ tài sản, giấy tờ hay tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản cũng là các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Chấp hành viên có quyền phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật?

Chấp hành viên có quyền phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật? (hình từ internet)

Chấp hành viên có quyền phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
...
1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.
Chấp hành viên được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tài sản duy nhất của người phải thi hành án lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản; tài sản bảo đảm đã được bản án, quyết định tuyên xử lý để thi hành án hoặc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định này.
Trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao tài sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản.

Như đã phân tích ở trên thì phong tỏa tài khoản là một trong các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Chiếu theo quy định này Chấp hành viên thi hành án dân sự được quyết định áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự.

Do đó, Chấp hành viên được quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người phải thi hành án có thể tẩu tán tài sản thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án không?

Tại Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:

Thủ tục cưỡng chế trả vật
1. Đối với vật đặc định, việc cưỡng chế được thực hiện như sau:
a) Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng trả vật cho người được thi hành án; nếu người đó không thi hành thì Chấp hành viên thu hồi vật để trả cho người được thi hành án;
b) Trường hợp vật phải trả giảm giá trị mà người được thi hành án không đồng ý nhận thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thoả thuận việc thi hành án. Việc thi hành án được thực hiện theo thoả thuận.
Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên cưỡng chế trả vật cho người được thi hành án. Đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả bị giảm giá trị;
c) Trường hợp vật không còn hoặc bị hư hỏng đến mức không sử dụng được mà đương sự có thỏa thuận khác về việc thi hành án thì Chấp hành viên thi hành theo thỏa thuận.
Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không sử dụng được.
2. Đối với vật cùng loại thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo nội dung bản án, quyết định.
Trường hợp vật phải trả không còn hoặc hư hỏng, giảm giá trị thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án trả vật cùng loại hoặc thanh toán giá trị của vật cùng loại, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác.
3. Trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng vật phải trả có thể tẩu tán, huỷ hoại vật đó thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 68 của Luật này.

Chiếu theo quy định này, trường hợp người phải thi hành án dân sự có thể tầu tán tài sản thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án.

Phong tỏa tài khoản ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng mà giá trị tài khoản bị phong tỏa cao hơn nghĩa vụ tài sản không?
Pháp luật
Từ 01/7/2024, chuyển nhầm tiền sang tài khoản người khác có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản bên nhận đúng không?
Pháp luật
Đã phong tỏa tài khoản của bị can thì có được phong tỏa tài khoản của người thân trong gia đình bị can không?
Pháp luật
Hãng hàng không nợ thuế quá hạn thì cơ quan thuế có được cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản và phong tỏa tài khoản ngân hàng không?
Pháp luật
Căn cứ yêu cầu phong tỏa tài khoản đối tượng thanh tra được xác định như thế nào theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Biện pháp phong tỏa tài khoản có được áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn không?
Pháp luật
Cơ quan thi hành án hình sự phải chấm dứt việc phong tỏa tài khoản đối với pháp nhân thương mại khi nào?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước sẽ phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng khi xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong quá trình chuyển tiền đúng không?
Pháp luật
Quy định về việc yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng có được hay không? Theo quy định hiện nay thì có được phong tỏa?
Pháp luật
Khi tiến hành phong toả tài khoản của người phải thi hành án dân sự Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả cho ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phong tỏa tài khoản ngân hàng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,434 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phong tỏa tài khoản ngân hàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phong tỏa tài khoản ngân hàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào