Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm?
- Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm?
- Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có quyền quyết định thành lập phòng ban thuộc các Vụ chức năng của Ban chỉ đạo không?
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 7 Quyết định 13/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban Chỉ đạo
Văn phòng Ban Chỉ đạo có Chánh Văn phòng; một số Phó Chánh Văn phòng và các Vụ chức năng.
1. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo
a) Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Chánh Văn phòng) là người đứng đầu Văn phòng Ban Chỉ đạo, tương đương Bộ trưởng, do Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo;
b) Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Phó Chánh Văn phòng) tương đương cấp Thứ trưởng, do Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo bổ nhiệm, miễn nhiệm; giúp Chánh Văn phòng thực hiện một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
...
Căn cứ trên quy định Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo là người đứng đầu Văn phòng Ban Chỉ đạo, tương đương Bộ trưởng, do Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo;
Như vậy, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 8 Quyết định 13/2007/QĐ-TTg quy định Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo; quyết định các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định đó.
- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác và quy định chế độ làm việc của Văn phòng Ban Chỉ đạo; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các Vụ chức năng thuộc Văn phòng Ban Chỉ đạo.
- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chánh Văn phòng.
- Phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của Văn phòng Ban Chỉ đạo; quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chấp thuận từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Vụ chức năng thuộc Văn phòng Ban Chỉ đạo theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành chế độ làm việc và thù lao đối với người tư vấn, cộng tác viên hoặc người thực hiện một số công việc của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với Trưởng Ban Chỉ đạo về tình hình và kết quả hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chánh Văn phòng hoặc do Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền.
- Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ, các cuộc họp do Thủ tướng hoặc các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có quyền quyết định thành lập phòng ban thuộc các Vụ chức năng của Ban chỉ đạo không?
Theo khoản 4 Điều 7 Quyết định 13/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban Chỉ đạo
Văn phòng Ban Chỉ đạo có Chánh Văn phòng; một số Phó Chánh Văn phòng và các Vụ chức năng.
...
2. Văn phòng Ban Chỉ đạo có các Vụ chức năng sau:
a) Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng các cơ quan, tổ chức ở Trung ương (gọi tắt là Vụ I);
b) Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương (gọi tắt là Vụ II);
c) Vụ Theo dõi việc xử lý một số vụ án và vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp (gọi tắt là Vụ III);
d) Vụ Theo dõi, xử lý tố cáo, khiếu nại về tham nhũng (gọi tắt là Vụ IV);
đ) Vụ Thông tin, tuyên truyền và giáo dục (gọi tắt là Vụ V);
e) Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp - Quan hệ quốc tế (gọi tắt là Vụ VI);
g) Vụ Hành chính - Tổ chức - Quản trị - Tài vụ (gọi tắt là Vụ VII);
h) Vụ Công tác phía Nam (gọi tắt là Vụ VIII, có trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh).
3. Việc thành lập, sáp nhập hoặc giải thể các Vụ chức năng theo quy định tại khoản 2 Điều này do Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo.
4. Các Vụ chức năng theo quy định tại khoản 2 Điều này có các phòng, do Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quyết định việc thành lập, sáp nhập hoặc giải thể.
5. Biên chế Văn phòng Ban Chỉ đạo là biên chế hành chính, do Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định hàng năm theo yêu cầu nhiệm vụ được giao và do Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo đề nghị.
Căn cứ quy định trên thì Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có quyền quyết định thành lập các phòng ban thuộc các Vụ chức năng của Ban chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?