Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có quyền điều động, luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác hay không?
- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được pháp luật quy định như thế nào?
- Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là bao lâu?
- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có quyền điều động, luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác hay không?
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Điều 38. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán;
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
c) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.”
Như vậy, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ cấu theo quy định nêu trên.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“Điều 42. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
[...]”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có quyền điều động, luân chuyển Thẩm phán
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có quyền điều động, luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 42 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
"Điều 42. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
c) Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án mình và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
đ) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao;
e) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.”
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 78 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 79 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 80 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên. Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền điều động, luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?