Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt và lập biên bản hành vi lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án không?

Xin hỏi, việc lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt và lập biên bản hành vi lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án không? Nội dung câu hỏi của chị Kim Duyên tại Đà Lạt?

Lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:

Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án;
b) Mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
c) Cố ý ngắt hệ thống chiếu sáng, âm thanh, ghi âm, ghi hình ảnh hưởng đến phiên tòa.
...
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.

Theo quy định trên, lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án là một trong những hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp.

Do đó, việc lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

chánh án

Lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án (Hình từ Internet)

Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về thẩm quyền xử phạt của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kể từ khi được phân công như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
...
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
...

Theo quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 7.500.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt là 7.500.000 đồng.

Mà việc lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án nêu trên.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền lập biên bản hành vi lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
...
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính, chuyền hồ sơ vụ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có bao gồm người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân, trong đó có Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền lập biên bản về hành vi gây rối tại phòng xử án.

Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chánh án Tòa án nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là công chức hay cán bộ trong hệ thống TAND?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt và lập biên bản hành vi lôi kéo người khác gây rối tại phòng xử án không?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có những trách nhiệm gì trong việc quản lý và thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ?
Pháp luật
Ai có quyền cách chức Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có những chức danh tư pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chánh án Tòa án nhân dân
1,421 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chánh án Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chánh án Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào