Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đối tượng nào?
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đối tượng nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Thẩm quyền kiểm tra và đối tượng kiểm tra
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra đối với:
a) Các cục, vụ và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Tòa án nhân dân cấp huyện);
b) Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ kiểm tra đối với:
a) Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện đối với nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Quy chế này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiểm tra đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện kiểm tra đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đối tượng sau:
- Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp cao;
- Các đơn vị và cá nhân thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC, cụ thể:
Mục đích, nội dung kiểm tra
...
2. Nội dung kiểm tra
Việc kiểm tra có thể được thực hiện đối với các lĩnh vực công tác sau đây:
...
b) Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ xét xử;
...
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tiến hành kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đối tượng như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Cách thức tiến hành kiểm tra
1. Việc kiểm tra được tiến hành trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai cách thức.
2. Kiểm tra trực tiếp là trực tiếp nghe báo cáo tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trực tiếp kiểm tra hồ sơ, tài liệu tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
3. Kiểm tra gián tiếp là kiểm tra thông qua nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu hoặc hồ sơ vụ án của đơn vị, cá nhân được kiểm tra; thông qua thông tin do các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tiến hành kiểm tra công tác trong Tòa án nhân dân đối với các đối tượng nêu trên như sau:
- Việc kiểm tra được tiến hành trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai cách thức.
- Kiểm tra trực tiếp là trực tiếp nghe báo cáo tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra; trực tiếp kiểm tra hồ sơ, tài liệu tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
- Kiểm tra gián tiếp là kiểm tra thông qua nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu hoặc hồ sơ vụ án của đơn vị, cá nhân được kiểm tra; thông qua thông tin do các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp.
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra được quy định ra sao?
Theo Điều 10 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra
1. Quyền của đối tượng kiểm tra:
a) Đề nghị với người có thẩm quyền quyết định kiểm tra thay đổi Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và thành viên của Đoàn kiểm tra, nếu có căn cứ cho rằng họ không vô tư, khách quan trong quá trình kiểm tra;
b) Khiếu nại với người có thẩm quyền quyết định kiểm tra về hành vi của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên của Đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật hoặc trái quy định của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền; có ý kiến đối với Trưởng đoàn kiểm tra về dự thảo Kết luận kiểm tra; khiếu nại với Chánh án Tòa án nhân dân cấp ra quyết định kiểm tra về Kết luận kiểm tra khi có căn cứ cho rằng kết luận đó không khách quan hoặc không đúng với quy định của pháp luật;
c) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên của Đoàn kiểm tra.
2. Nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của các thành viên Đoàn kiểm tra và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó;
b) Báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Chấp hành kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm tra và người quyết định kiểm tra, kể cả trong trường hợp đang khiếu nại nhưng chưa có kết quả giải quyết của người có thẩm quyền; báo cáo kết quả tiếp thu những vấn đề đã nêu trong kết luận kiểm tra và kiến nghị (nếu có) theo đúng thời hạn được ghi trong kết luận, kiến nghị kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?