Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Động đất được phân thành các loại nào?
Nguyên nhân xảy ra động đất
Căn cứ tại khoản 33 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì:
Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.
Theo đó, nguyên nhân xảy ra động đất là do sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn dẫn đến sự rung động mặt đất có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.
Chấn tâm động đất là gì?
Chấn tâm động đất được định nghĩa tại khoản 35 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg là hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chấn tiêu lên bề mặt trái đất.
Trong đó, chấn tiêu là vị trí nguồn phát sinh ra trận động đất.
Độ sâu chấn tiêu là khoảng cách từ chấn tiêu đến chấn tâm.
Động đất được phân thành các loại nào?
Theo quy định tại khoản 38 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì:
Độ lớn động đất (ký hiệu M) là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận động đất phát và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi.
Trong Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, độ lớn động đất sử dụng thang độ mô men.
Động đất được phân thành các loại:
- Vi động đất (M<2,0);
- Động đất yếu (2,0≤M≤3,9);
- Động đất nhẹ (4,0≤M≤4,9);
- Động đất trung bình (5,0≤M≤5,9);
- Động đất mạnh (6,0≤M≤6,9);
- Động đất rất mạnh (7,0≤M≤7,9);
- Động đất hủy diệt (M≥8,0).
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Động đất được phân thành các loại nào? (Hình từ Internet)
Thông tin địa điểm xảy ra động đất trong nội dung tin động đất? Bản tin động đất được ban hành khi nào?
Bản tin động đất được ban hành khi nào?
Theo quy định tại Điều 29 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì bản tin động đất được ban hành khi:
(1) Xảy ra những trận động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) có ảnh hưởng đến Việt Nam.
(2) Những trận động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
Thông tin địa điểm xảy ra động đất trong nội dung tin động đất?
Căn cứ tại Điều 30 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg về nội dung tin động đất:
Nội dung tin động đất
1. Tiêu đề Tin động đất.
2. Thời gian xảy ra động đất: báo theo giờ GMT và giờ Hà Nội.
3. Địa điểm xảy ra động đất: tên địa phương, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu.
4. Độ lớn động đất, cường độ chấn động ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: báo theo thang MSK-64.
5. Hậu quả có thể xảy ra do động đất.
6. Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 55 Quyết định này.
Như vậy, thông tin địa điểm xảy ra động đất trong nội dung tin động đất bao gồm:
- Tên địa phương;
- Tọa độ chấn tâm;
- Độ sâu chấn tiêu.
Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64 được quy định tại Mục B Phụ lục VIII kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
B. PHÂN LOẠI TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG ĐẤT THEO THANG MSK - 64
Cường độ chấn động (I) | Gia tốc cực đại nền g* | Mô tả các dấu hiệu |
I | Động đất không cảm thấy Độ mạnh của rung động dưới giới hạn cảm thấy; chỉ có máy đo mới phát hiện và ghi nhận được | |
II | Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ) Động đất chỉ cảm thấy bởi những người ở trạng thái yên tĩnh trong nhà | |
III | Động đất yếu Động đất cảm nhận được bởi số ít người ở ngoài trời trong những điều kiện thuận lợi. Chấn động như được tạo nên bởi một xe ôtô vận tải nhẹ chạy qua. Đồ vật treo trong nhà đung đưa nhẹ, ở trên tầng gác cao thì đung đưa mạnh hơn. | |
IV | Động đất nhận thấy rõ Động đất cảm nhận thấy bởi nhiều người ở trong nhà; ở ngoài trời bởi ít người. Đây đó có người ngủ tỉnh giấc song không có ai sợ hãi cả. Cửa kính, cửa ra vào, bát đĩa dập kêu lạch cạch. Sàn và tường nhà gỗ kêu cọt kẹt. Bàn ghế đồ đạc bắt đầu rung chuyển. Đồ vật treo đung đưa nhẹ. Nước đựng trong vật hở hơi sóng sánh. Người ngồi trong ôtô đỗ cảm nhận được động đất. | |
V | 0,012-0,030 | Thức tỉnh Động đất cảm thấy ở trong nhà bởi mọi người, ở ngoài trời bởi nhiều người. Nhiều người ngủ bị tình giấc. Một số ít người sợ hãi chạy ra khỏi nhà. Súc vật nhốn nháo. Nhà rung toàn bộ. Đồ vật treo đung đưa mạnh. Khung treo nhích khỏi chỗ. Trong trường hợp hiếm gặp đồng hồ quả lắc dừng lại. Một vài đồ vật không vừng bị đổ hay xê dịch. Cửa sổ và cửa ra vào chưa cài bị mở toang rồi đóng sầm vào. Nước đựng đầy trong bình hở bị sánh ra ngoài một chút. Chấn động như tạo nên bởi những đồ vật nặng rơi trong nhà. |
VI | 0,03 - 0,06 | Sợ hãi Ở trong nhà cũng như ở ngoài trời, đa số người cảm nhận thấy động đất. Nhiều người đang ở trong nhà sợ hãi bỏ chạy ra ngoài. Một số ít người bị mất thăng bằng. Gia súc tháo chạy khỏi chuồng. Trong một số ít trường hợp, bát đĩa và đồ vật thủy tinh có thể bị vỡ, sách trên giá bị rơi xuống. Bàn ghế, đồ đạc nặng có thể di chuyển. Có thể nghe thấy tiếng của những chuông nhỏ trên tháp chuông vang lên. Ít nhà kiểu B và nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 1; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 2. Trong một số ít trường hợp nền đất ẩm có thể có vết nứt rộng tới 1 cm, ở miền núi có thể có trượt đất. Thay đổi lưu lượng nguồn nước và mực nước dưới giếng. |
VII | 0,06-0,12 | Hư hại nhà cửa Đa số người sợ hãi và chạy ra khỏi nhà. Nhiều người khó đứng vững. Người lái xe ôtô cũng nhận biết được động đất. Chuông lớn ở nhà thờ kêu vang. Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 1; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 2; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 3, một số ít bậc 4. Trong những trường hợp riêng lẻ, có trượt đất ở đoạn đường nằm trên sườn dốc và có vết nứt ở mặt đường. Có hư hại ở chỗ nối ống dẫn, có vết nứt ở hàng rào bằng đá. Nổi sóng trên mặt hồ, nước trở thành vẩn đục vì bùn bị khuấy lên. Thay đổi mực nước dưới giếng và lưu lượng nguồn nước. Trong một số ít trường hợp, xuất hiện nguồn nước mới hoặc biến mất nguồn nước cũ. Trong những trường hợp riêng lẻ, có trượt lở đất ở bờ sông cấu thành từ cát hay sạn nhỏ. |
VIII | 0,12-0,24 | Phá hoại nhà cửa Sợ hãi khủng khiếp, ngay cả người lái ôtô cũng lo ngại. Đây đó cành cây bị gẫy. Bàn, ghế, đồ đạc nặng bị xê dịch và đôi khi bị lật đổ. Một số đèn treo bị hư hại. Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 2, một số ít bậc 3; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 3, một số ít bậc 4; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5. Có trường hợp gẫy chỗ nối ống dẫn. Đài và tượng kỷ niệm bị di chuyển. Bia đá bị đổ. Hàng rào bằng đá bị phá hoại. Trượt đất nhỏ ở sườn dốc đứng, ở chỗ hõm sâu và ở chỗ ụ của đường đi, nền đất bị nứt rộng tới vài cm. Xuất hiện bể nước mới. Đôi khi giếng cạn lại đầy nước hoặc giếng đang có nước lại bị khô. Trong nhiều trường hợp, thay đổi lưu lượng nguồn nước và mực nước giếng. |
IX | 0,24 - 0,48 | Hư hại hoàn toàn nhà cửa Khủng khiếp hoàn toàn. Bàn, ghế, đồ đạc bị hư hại nặng. Súc vật chạy nhốn nháo và kêu rống lên. Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 3, một số ít bậc 4; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 5. Đài kỷ niệm bị lật đổ, hư hại nặng bể nước nhân tạo; đứt gãy một phần ống dẫn ngầm. Có trường hợp đường sắt bị uốn cong và đường đi bị hư hại. ở đồng bằng ngập nước thường thấy rõ những chỗ cát và bùn bị bồi lên. Nền đất bị nứt rộng tới 10 cm; còn ở sườn và bờ sông, quá 10 cm; ngoài ra còn nhiều vết rạn ở nền đất. Đá tảng bị sụt lở; có nhiều chỗ đất trượt và lở. Sóng to trên mặt nước. |
X | 0,48 - 0,80 | Phá hoại hoàn toàn nhà cửa Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 5, đa số nhà kiểu A bị hư hại bậc 5. Đê đập hư hại nguy hiểm, cầu hư hại nặng. Đường sắt hơi bị cong, ống dẫn ngầm bị cong hay gẫy. Lớp đá phủ và lớp nhựa đường đi tạo thành một mặt lượn sóng. Nền đất bị nứt rộng vài dm và trong vài trường hợp tới 1 m. Song song với lòng các dòng nước chảy, xuất hiện những đứt gãy rộng. Lở đá bở từ sườn dốc đứng. Có thể có trượt đất lớn ở bờ sông và bờ biển dốc đứng. Sánh nước ra ngoài kênh, hồ, sông,..., xuất hiện hồ nước mới. |
XI | >0,8 | Thảm họa Hư hại nặng ngay cả nhà xây tốt, cầu, đập nước và đường sắt; đường rải đá bị hỏng không dùng được nữa; ống dẫn ngầm bị phá hoại. Mặt đất bị biến dạng to thành vết nứt rộng, đứt gãy và di động theo các phương thẳng đứng và nằm ngang; núi sụt lở ở nhiều nơi. Muốn định cấp độ mạnh cần có khảo sát đặc biệt. |
XII | Thay đổi địa hình Hư hại nặng hay phá hoại thực sự mọi công trình ở trên và dưới mặt đất. Thay đổi hẳn mặt đất. Nền đất bị nứt lớn, bị di động theo các phương thẳng đứng và nằm ngang. Núi và bờ sông sụt lở trên nhưng diện tích lớn. Xuất hiện hồ, hình thành thác, thay đổi dòng sông. Muốn định cấp độ mạnh cần có khảo sát đặc biệt. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?