Chăn nuôi an toàn sinh học là gì? Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi?
Chăn nuôi an toàn sinh học là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Vùng trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là vùng có tổng diện tích tối thiểu 10 ha, trồng một loại cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
2. Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là dự án liên quan đến phát triển hạ tầng, năng lực, điều kiện kinh doanh, xây dựng, quảng bá thương hiệu và thương mại, đào tạo nguồn nhân lực phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
3. Chăn nuôi an toàn sinh học là việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý trong hoạt động chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
Theo đó, chăn nuôi an toàn sinh học được hiểu là việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý trong hoạt động chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
Chăn nuôi an toàn sinh học là gì? Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi? (Hình từ Internet)
Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
Chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
2. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ không quá 50% giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 05 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 100 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
b) Hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 07 triệu đồng/công trình (chăn nuôi nông hộ); 300 triệu đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 01 tỷ đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
c) Hỗ trợ không quá 30% chi phí mua vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm để khuyến khích thực hiện chăn nuôi theo tiêu chí an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 20 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ); 70 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô vừa); 200 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ sở chăn nuôi là trang trại quy mô lớn được hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi, tối đa là 01 tỷ đồng/công trình.
Lưu ý: Đối tượng được hỗ trợ chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi có quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
- Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Điều kiện cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP điều kiện được hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
- Đáp ứng các quy định tại Điều 55, Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018, cụ thể như sau:
Tại Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Chăn nuôi trang trại
1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Chăn nuôi nông hộ
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi.
Tại khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
...
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
- Có chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng mới công trình khí sinh học đáp ứng đúng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xử lý chất thải chăn nuôi hoặc sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc xây dựng mới công trình khí sinh học, sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP.
Theo đó, các cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng được quy định pháp luật về đối tượng và điều kiện thì sẽ được hỗ trợ kinh phí để xử lý chất thải chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?