Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học?
Chân lý là gì?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Quan niệm như vậy về chân lý cũng có nghĩa xác định chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức. Nó được hình thành, phát triển dần dần từng bước và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Ví dụ về chân lý trong triết học?
- Chân lý khách quan là những quy luật, thuộc tính tồn tại độc lập với ý thức con người. Ví dụ: Trái đất quay quanh Mặt trời.
- Chân lý tương đối phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: Nước đóng băng ở 0°C chỉ đúng ở áp suất 1 atm.
- Chân lý tuyệt đối là những quy luật phổ biến, không thay đổi. Ví dụ: Quy luật nhân quả trong vũ trụ.
Trên đây là thông tin về "Chân lý là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học?"
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? (hình từ internet)
Chân lý trong triết học có bao nhiêu tính chất? Đó là những tính chất nào?
Căn cứ tại Chương 3 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT
V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
...
2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a) Quan điểm của V.I Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính và mối quan hệ giữa chúng
- Giai đoạn từ nhận thức lý tính đến thực tiễn
- Khái quát tính quy luật chung của quá trình vận động, phát triển nhận thức: từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức đến thực tiễn – nhận thức,...
- Ý nghĩa phương pháp luận
Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn
- Khái niệm chân lý
- Các tính chất của chân lý: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Ý nghĩa phương pháp luận
Như vậy, chân lý trong triết học có 3 tính chất, các tính chất của chân lý: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
Chân lý trong triết học có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. Trong đó: Tính khách quan của chân lý là tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý thức của con người và loài người. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn ở trong nhận thức mà nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định. Tính tuyệt đối của chân lý là tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến tính tuyệt đối của chân lý (chân lý tuyệt đối). Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại một sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh. Do đó chân lý lại có tính tương đối. Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức với hiện thực khách quan. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể được phản ánh chỉ mới phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định. Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể. Điều đó có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định. Nội dung đó không phải là sự trừu tượng thuần túy thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó, trong một mối liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử - cụ thể, cũng có tính cụ thể. Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo |
Thời lượng môn học triết học Mác Lênin thế nào?
Căn cứ Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
1. Tên môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
4. Mục tiêu của môn học:
Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:
- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;
- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;
- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì môn triết học Mác Lênin dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin có 5 tín chỉ, trong đó:
- Nghe giảng: 70%.
- Thảo luận: 30%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?