Chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật thế nào?
- Căn cứ vào đâu để xác định công chức chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng?
- Chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật thế nào?
- Công chức có hành vi chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ vào đâu để xác định công chức chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
10. Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm giảm uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
11. Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm mất uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Theo đó công chức chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật thế nào? (Hình từ Internet)
Chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật thế nào?
Đầu tiên tại Điều 21 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định công chức chậm thi hành án sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cụ thể như sau:
Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
1. Chậm thi hành án.
2. Chấp hành nhưng không đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án.
4. Từ chối làm việc hoặc không cung cấp, cung cấp nhưng không đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình, kết quả thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và Nghị định này.
5. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với người được thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án.
6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 71/2016/NĐ-CP có nêu công chức chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 71/2016/NĐ-CP thì công chức chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
Công chức có hành vi chậm thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 71/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Người nào có hành vi không thi hành án, không chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong thi hành án hành chính.
Như vậy theo quy định trên việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong thi hành án hành chính không áp dụng đối với hành vi chậm thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?