Cha mẹ tặng cho tài sản là tiền mặt nhưng muốn đảm bảo không phát sinh tranh chấp thì cần làm gì?
Cha mẹ tặng cho tài sản là tiền mặt nhưng muốn đảm bảo không phát sinh tranh chấp thì cần làm gì?
Trường hợp anh đang đề cập đến là bố, mẹ tặng cho tài sản là tiền mặt cho các con. Do đó, giữa các bên sẽ phát sinh hợp đồng tặng cho tài sản.
Căn cứ theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Bên cạnh đó, bố, mẹ tặng cho tài sản là tiền mặt cho con là tặng cho động sản thì tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tặng cho động sản như sau:
Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản là tiền có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc tặng cho tài sản của cha mẹ cho con cái thì không yêu cầu lập thành văn bản.
Tuy nhiên để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có sau này thì khuyến khích cha mẹ lập thành văn bản để đó sẽ là bằng chứng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp.
Do đó, trường hợp anh đề cập đến, bố, mẹ và các con nên lập hợp đồng tặng cho tài sản để tránh trường hợp sau này có phát sinh tranh chấp.
Cha mẹ tặng cho tài sản là tiền mặt nhưng muốn đảm bảo không phát sinh tranh chấp thì cần làm gì? (Hình từ Internet)
Cha mẹ tặng cho tài sản là bất động sản thì có bắt buộc phải công chứng không?
Căn cứ theo Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:
Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, nếu việc tặng cho tài sản là bất động sản thì phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Tặng cho tài sản có điều kiện hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo đó, tặng cho tài sản có điều kiện được pháp luật quy định như sau:
- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?