Cha mẹ nói miệng cho con di sản thừa kế mà không lập di chúc có được không? Tôi phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế như thế nào?
Cha mẹ nói miệng cho con di sản thừa kế mà không lập di chúc có được không? Đó có phải là di chúc miệng không?
Trường hợp cha mẹ chưa lập di chúc, sẽ có 02 trường hợp xảy ra. Đầu tiên là lúc mà mẹ anh nói là sẽ để lại tài sản cho anh vào lúc nào. Nếu như lúc đó mẹ anh đang cận kề cái chết và không thể lập được di chúc bằng văn bản thì đó được xem là di chúc miệng theo như quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ."
Lưu ý: Còn nếu trường hợp mẹ của anh nói để lại tài sản cho anh nhưng không phải vào lúc mẹ anh cận kề cái chết thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà mẹ anh tức là người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Cha mẹ nói miệng cho con di sản thừa kế mà không lập di chúc có được không? (Hình từ Internet)
Như thế nào là chia thừa kế theo pháp luật?
Một trường hợp khác, nếu ba mẹ anh chỉ nói miệng là cho thôi và lúc cận kề cái chết mẹ anh không để lại di chúc miệng thì tài sản ba mẹ để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
...
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Những người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau nên nếu muốn để lại tài sản cho mình anh thì những người còn lại nên lập văn bản từ chối nhận di sản. Những người thừa kế đến UBND xã hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thỏa thuận phân chia di sản.
Nếu người có văn bản từ chối nhận di sản rồi thì có thể không đến. Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản/hoặc văn bản khai nhận di sản thì anh mang giấy tờ này đi làm thủ tục sang tên cho bản thân.
Cụ thể cần thực hiện theo các bước thực hiện như sau:
Khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị
- Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất (Giấy CNQSDĐ chẳng hạn)
- Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CMND, hộ khẩu)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (khai sinh)
Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.
Nếu muốn đứng tên trên toàn bộ diện tích đất thì có thể thỏa thuận với các đồng thừa kế khác về việc lấy lại phần đất của những người này rồi chi trả chi phí tương đương với tài sản mà họ được nhận (hoặc những người đồng thừa kế sẽ từ chối nhận di sản). Sau đó tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế.
Tiến hành khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào?
Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại Văn phòng công chứng nơi có đất theo quy định của Luật công chứng.
Theo quy định tại Điều 57 và Điều 63 Luật Công chứng 2014 thì khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Phiếu yêu cầu công chứng;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của bố bạn để lại;
+ Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao);
+ CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn (bản sao);
+ Giấy chứng tử của nguời để lại di sản thừa kế (bản sao);
+ Di chúc (bản sao): Di chúc hợp pháp; biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;
Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế;
Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.
Nộp bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh; Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Trường hợp hưởng di sản thừa kế là một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích được hưởng thừa kế trước khi nộp hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?