Cha mẹ cản trở con thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không đưa lệnh khám sức khỏe có thể bị phạt tù đúng không?

Cho tôi hỏi trong trường hợp con đang trên Sài Gòn và ba mẹ ở dưới quê nhận được lệnh gọi khám sức khỏe của con nhưng không thông báo hay gửi lệnh cho con nắm thông tin để thực hiện lệnh gọi thì có thể sẽ bị phạt tù đúng không? Câu hỏi của chị N.T từ Tây Ninh.

Cha mẹ có được xem là cản trở con thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không đưa lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ không?

Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2023/TT-BQP quy định như sau:

“Lý do chính đáng” quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8, khoản 9, khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
..
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở được quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Dẫn chiếu Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BQP quy định về hành vi cản trở như sau:

Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 2 Điều 21, khoản 3 Điều 23 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người có trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ của mình đối với việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
2. Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người khác không dám, hoặc không thể tham gia dân quân tự vệ.
3. Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để việc tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ không thực hiện được theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc làm cho người được triệu tập tham gia huấn luyện dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ huấn luyện theo quy định.
4. Hành vi “cản trở” quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hoặc thực hiện quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Từ những quy định trên thì hành vi cản trở công dân thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần đối với công dân.

Do đó, trường hợp cha mẹ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không thông báo hoặc giao lệnh cho con thì sẽ được xem là cản trở con thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Cha mẹ cản trở con thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không đưa lệnh khám sức khỏe có thể bị phạt tù đúng không?

Cha mẹ cản trở con thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không đưa lệnh khám sức khỏe có thể bị phạt tù đúng không? (Hình từ Internet)

Cha mẹ cản trở con thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không đưa lệnh khám sức khỏe có thể bị phạt tù?

Tội cản trở thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 335 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Người nào cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc trong thời chiến, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như vậy, trong trường hợp cha mẹ cố tình không thông báo hoặc không giao lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho con của mình biết thì có thể được xét vào tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Người phạm tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ đối với công dân bao gồm những tiêu chuẩn nào?

Tiểu chuẩn gọi nhập ngũ đối với công dân bao gồm 04 tiêu chuẩn được quy định tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, cụ thể như sau:

(1) Tuổi đời:

- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

- Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

(2) Tiêu chuẩn chính trị:

- Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

(3) Tiêu chuẩn sức khỏe:

- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) và được thay thế bởi Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024).

- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

(4) Tiêu chuẩn văn hóa:

- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xăm kín lưng muốn đi nghĩa vụ quân sự tự nguyện có được không? Cố tình xăm hình trên lưng sau khi khám sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự thì có bị ở tù không?
Pháp luật
Tháng mấy hằng năm được đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu? Đã đến thời gian gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự trong năm hay chưa?
Pháp luật
Công dân nữ có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Người bị bệnh Gout có được hoãn nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự là gì?
Pháp luật
Bị viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn về sức khỏe để tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự ra sao?
Pháp luật
Cán bộ, công chức đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương không? Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự quy định như thế nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển quân thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm ra sao? Tiêu chuẩn tuyển quân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Pháp luật
Sức khỏe loại mấy thì đi nghĩa vụ quân sự đối với công dân hiện nay? Đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự nhưng thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự thì muốn tham gia có được không?
Pháp luật
Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng như thế nào? Trình tự, hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng ra sao?
Pháp luật
Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự đúng theo quy định là bao nhiêu tuổi? Đủ độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mà bệnh nặng có được tạm hoãn đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
2,395 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào