Cầu treo dân sinh có được bố trí ngay khu vực có đập thủy điện không? Phương tiện nào có thể lưu thông trên cầu treo dân sinh loại 1?

Tôi có câu hỏi là cầu treo dân sinh có được bố trí ngay khu vực có đập thủy điện không? Phương tiện nào có thể lưu thông trên cầu treo dân sinh loại 1? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Lào Cai.

Phương tiện nào có thể lưu thông trên cầu treo dân sinh loại 1?

Phương tiện nào có thể lưu thông trên cầu treo dân sinh loại 1, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT như sau:

Yêu cầu chung về thiết kế cầu treo dân sinh
1. Cầu treo dân sinh được phân làm 3 loại (loại I, II, III) tuỳ theo lưu lượng giao thông qua cầu, được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Các chi tiết và bộ phận chính của cầu treo dân sinh bao gồm: cáp chủ, tháp cầu, mố (Trụ bờ), hệ mặt cầu, mố neo, hệ thống dây treo (chi tiết tại hình 1 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Tuổi thọ thiết kế của cầu treo dân sinh tối thiểu là 25 năm.
3. Các cầu treo dân sinh loại I và loại II có thể cho xe thô sơ súc vật kéo lưu thông qua cầu nhưng chỉ cho phép xe lưu thông theo một chiều, qua cầu từng chiếc một và phải có biển cảnh báo, đảm bảo tầm nhìn khi xe ra, vào cầu.
Khi dự kiến xây dựng cầu treo dân sinh loại I và loại II, phải so sánh với các phương án cầu dây văng, cầu cứng để chọn được phương án kinh tế nhất, xét cả về chi phí duy tu, bảo dưỡng trong thời gian tuổi thọ thiết kế của cầu.

Như vậy, theo quy định trên thì các cầu treo dân sinh loại 1 có thể cho xe thô sơ súc vật kéo lưu thông qua cầu nhưng chỉ cho phép xe lưu thông theo một chiều, qua cầu từng chiếc một và phải có biển cảnh báo, đảm bảo tầm nhìn khi xe ra, vào cầu.

Cầu treo dân sinh

Cầu treo dân sinh (Hình từ Internet)

Cầu treo dân sinh có được bố trí ngay khu vực có đập thủy điện không?

Cầu treo dân sinh có được bố trí ngay khu vực có đập thủy điện không, thì theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-BGTVT như sau:

Chọn vị trí cầu treo dân sinh
Việc chọn vị trí bố trí cầu dựa trên các căn cứ sau:
1. Sự phù hợp với quy hoạch đường thôn xóm hoặc đường mòn sẵn với mục đích phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu xây dựng, các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn nhằm xác định phương án cầu hợp lý, có xét đến sự phát triển của giao thông trong tương lai, ưu tiên giao thông an toàn trong mùa mưa lũ.
2. Ưu tiên chọn vị trí cầu ở chỗ địa hình dòng sông, suối thẳng, lòng sông, suối hẹp nhất, dòng chảy song song hai bên bờ, luồng lạch ổn định.
3. Ưu tiên chọn tuyến tim cầu vuông góc với dòng chảy.
4. Cầu ở miền núi không đặt ở thượng lưu thác, trường hợp cần thiết phải cách xa thác ít nhất 2 km hoặc các trụ phải đặt tại vị trí cao hơn đỉnh thác và phải có giải pháp bảo vệ đặc biệt đối với người, phương tiện qua cầu.
5. Cầu không đặt ở vị trí gần các công trình đã có ở hai bên bờ sông như bến cảng, đường dây tải điện, công trình thủy lợi. Trường hợp bắt buộc, Chủ đầu tư phải thống nhất với các cơ quan liên quan để di dời vị trí của công trình nào ít quan trọng hơn.
6. Chọn vị trí cầu căn cứ vào MNCNLS, tránh chỗ xói lở hoặc bồi nhiều. Không chọn vị trí cầu ở quá gần hạ lưu hay thượng lưu của các hợp lưu sông. MNCNLS được lấy theo điều tra khảo sát thực tế.
7. Vị trí đặt móng trụ (mố) chọn ở nơi không có hiện tượng sạt lở, không có nước ngầm.
8. Không bố trí cầu treo dân sinh trong phạm vi 1 km tính từ khu vực có đập thủy điện. Trường hợp cần thiết phải có những thông số về thủy điện để đảm bảo tính ổn định của công trình.

Theo quy định trên thì không bố trí cầu treo dân sinh trong phạm vi 1 km tính từ khu vực có đập thủy điện. Trường hợp cần thiết phải có những thông số về thủy điện để đảm bảo tính ổn định của công trình.

Như vậy, cầu treo dân sinh không được bố trí cầu treo dân sinh trong phạm vi 1km tính từ khu vực có đập thủy điện.

Nếu trường hợp cần thiết có những thông số về thủy điện để đảm bảo tính ổn định của công trình.

Thiết kế cầu treo dân sinh phải đáp ứng những nguyên tắc chung nào?

Thiết kế cầu treo dân sinh phải đáp ứng những nguyên tắc chung được quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT, Điều 2 Thông tư 38/2015/TT-BGTVT như sau:

Các nguyên tắc chung
1. Phải điều tra thu thập đầy đủ các số liệu khảo sát như địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, nhu cầu hoạt tải, đặc trưng cơ lý của vật liệu.. .theo các tiêu chuẩn hiện hành trước khi tiến hành công tác thiết kế.
2. Các kết cấu, cấu kiện chế tạo sẵn (gồm cả các bộ phận cơ khí như tăng- đơ, cóc bắt dây cáp, vòng liên kết nối cáp với các dây treo hoặc với kết cấu mặt cầu...), nền móng của công trình cầu treo dân sinh được tính toán theo các trạng thái giới hạn quy định trong Tiêu chuẩn 22TCN 272-05.
a) Trạng thái giới hạn cường độ: Trạng thái giới hạn do mất khả năng chịu tải hoặc do không sử dụng được. Việc tính toán nhằm đảm bảo cường độ và độ ổn định cần thiết của kết cấu để ngăn ngừa các hiện tượng: mất ổn định chung về hình dạng, mất ổn định về vị trí (chống trượt, chống lật, chống trồi lên...) phá hoại đồng nhất, ngăn ngừa phá hoại mới (khi kết cấu chịu tác động của tải trọng tác động trùng lặp), ngăn ngừa phá hoại dưới tác động đồng thời của các yếu tố lực và ảnh hưởng bất lợi của môi trường bên ngoài (môi trường xâm thực,...).
b) Trạng thái giới hạn sử dụng: Trạng thái giới hạn do công trình không tiếp tục sử dụng bình thường được. Việc tính toán nhằm ngăn ngừa sự hình thành các vết nút của kết cấu BTCT hoặc hạn chế sự mở rộng quá mức hoặc lâu dài của các vết nứt đó, ngăn ngừa các chuyển vị quá mức của các bộ phận kết cấu, đặc biệt là tháp cầu và dầm chủ (về độ võng, góc xoay, dao động).
c) Không xét trạng thái giới hạn đặc biệt đối với cầu treo dân sinh.
3. Phải tính toán về tác dụng động lực học của gió đối với cầu treo dân sinh khi tỷ số B/L < 1/25.
4. (Bãi bỏ).
5. Tùy theo yêu cầu ổn định chống dao động ngang tính toán, phải bố trí dây neo chống dao động ngang. Trong trường hợp đơn giản, dây neo chống dao động ngang có thể chỉ là các cốt thép tròn có đường kính từ 8 đến 12 mm (d = 8-12 mm) đặt ở cao độ bên dưới kết cấu mặt cầu và được kéo căng rồi neo lại ở chân cột tháp. Trường hợp tốt hơn là bố trí 2 tao cáp thép căng cong đối xứng nhau theo phương nằm ngang ở hai phía thượng lưu và hạ lưu cầu và liên kết vào các đầu dầm ngang của hệ mặt cầu. Khi đó cao độ thấp nhất (ở vị trí neo) của 2 dây neo phải cao hơn mức nước cao nhất lịch sử.

Theo đó, thiết kế cầu treo dân sinh phải đáp ứng các nguyên tắc chung được quy định như trên.

Cầu treo dân sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cầu treo dân sinh được phân thành mấy loại?
Pháp luật
Tuổi thọ thiết kế của cầu treo dân sinh tối thiểu là bao nhiêu năm? Cầu ở miền núi có được đặt tại thượng lưu thác không?
Pháp luật
Công tác thi công cầu treo dân sinh phải đáp ứng các yêu cầu chung nào? Công tác bảo quản cáp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cầu treo dân sinh là gì? Việc chọn vị trí bố trí cầu treo dân sinh phải dựa trên những căn cứ nào?
Pháp luật
Cầu treo dân sinh có được bố trí ngay khu vực có đập thủy điện không? Phương tiện nào có thể lưu thông trên cầu treo dân sinh loại 1?
Pháp luật
Cầu treo dân sinh nào phù hợp với những sông có lũ lớn? Dây treo của cầu treo dân sinh được làm bằng chất liệu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cầu treo dân sinh
686 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cầu treo dân sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cầu treo dân sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào