Câu hỏi Wh là gì? Học sinh lớp mấy bắt buộc học môn tiếng Anh? Các từ để hỏi trong tiếng Anh thường gặp?
- Câu hỏi Wh là gì? Các từ để hỏi trong tiếng Anh thường gặp? Học sinh lớp mấy bắt buộc học môn tiếng Anh?
- Hướng dẫn cách dùng các từ để hỏi trong tiếng anh cơ bản? Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cấp tiểu học là gì?
- Đánh giá kết quả giáo dục môn tiếng Anh cấp tiểu học như thế nào?
Câu hỏi Wh là gì? Các từ để hỏi trong tiếng Anh thường gặp? Học sinh lớp mấy bắt buộc học môn tiếng Anh?
Câu hỏi Wh là những câu hỏi sử dụng những từ cụ thể bắt đầu bằng các chữ cái “wh”, như “who”, “when” và “what” v.v. Từ để hỏi “how” cũng thường được đưa vào danh sách này. Những từ này thường được sử dụng khi chúng ta muốn biết thêm thông tin từ ai đó.
Hiện nay có khoảng 15 từ để hỏi trong tiếng anh thường gặp là:
1. What: Cái gì, gì
2. Who: Ai
3. Which: Cái nào
4. Where: Ở đâu
5. When: Khi nào
6. Why: Tại sao
7. How: Như thế nào, làm sao
8. Whose: Của ai
9. How much: Bao nhiêu (dùng cho danh từ không đếm được)
10. How many: Bao nhiêu (dùng cho danh từ đếm được)
11. How often: Bao lâu một lần
12. How long: Bao lâu
13. How far: Bao xa
14. Whom: Dùng để hỏi về người
15. What kind: Hỏi chủng loại
Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo
Căn cứ Mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.
...
Như vậy, Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Cho nên học sinh lớp 3 trở đi bắt buộc phải học môn Tiếng Anh.
Câu hỏi Wh là gì? Các từ để hỏi trong tiếng Anh thường gặp? Học sinh lớp mấy bắt buộc học môn tiếng Anh? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách dùng các từ để hỏi trong tiếng anh cơ bản? Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cấp tiểu học là gì?
1. What: Hỏi về sự vật, sự việc, thông tin chung.
Ví dụ:
What is your favorite color? (Màu yêu thích của bạn là gì?)
What did you do yesterday? (Bạn đã làm gì hôm qua?)
2. Who: Hỏi về người.
Ví dụ:
Who is that man? (Người đàn ông đó là ai?)
Who called you? (Ai gọi cho bạn?)
3. Where: Hỏi về địa điểm, vị trí.
Ví dụ:
Where do you live? (Bạn sống ở đâu?)
Where is the library? (Thư viện ở đâu?)
4. When: Hỏi về thời gian.
Ví dụ:
When is your birthday? (Sinh nhật bạn khi nào?)
When did you arrive? (Bạn đến lúc nào?)
5. Why: Hỏi về lý do, nguyên nhân.
Ví dụ:
Why are you late? (Tại sao bạn đến muộn?)
Why did you buy this book? (Tại sao bạn mua cuốn sách này?)
6. How: Hỏi về cách thức, phương tiện, mức độ.
Ví dụ:
How are you? (Bạn khỏe không?)
How do you go to school? (Bạn đi học bằng cách nào?)
7. Which: Hỏi về sự lựa chọn trong một nhóm.
Ví dụ:
Which book do you prefer? (Bạn thích cuốn sách nào hơn?)
Which color do you like, red or blue? (Bạn thích màu gì, đỏ hay xanh?)
8. Whose: Hỏi về sự sở hữu.
Ví dụ:
Whose car is this? (Chiếc xe này là của ai?)
Whose idea was it? (Ý tưởng đó là của ai?)
9. How much: Hỏi về số lượng của danh từ không đếm được.
Ví dụ:
How much water do you drink? (Bạn uống bao nhiêu nước?)
How much does it cost? (Cái đó giá bao nhiêu?)
10. How many: Hỏi về số lượng của danh từ đếm được.
Ví dụ:
How many books do you have? (Bạn có bao nhiêu cuốn sách?)
How many people are there? (Có bao nhiêu người ở đó?)
11. What time: Hỏi về thời gian cụ thể.
Ví dụ:
What time is it? (Bây giờ là mấy giờ?)
What time does the movie start? (Phim bắt đầu lúc mấy giờ?)
12. What kind: Hỏi về loại, chủng loại.
Ví dụ:
What kind of music do you like? (Bạn thích loại nhạc nào?)
What kind of car do you want? (Bạn muốn loại xe ô tô nào?)
13. Whom: Hỏi về tân ngữ (người hoặc vật nhận tác động của động từ), thường dùng trong văn viết trang trọng.
Ví dụ:
Whom did you meet at the party? (Bạn đã gặp ai ở bữa tiệc?)
14. How long: Hỏi về khoảng thời gian.
Ví dụ:
How long have you lived here? (Bạn đã sống ở đây bao lâu?)
How long does it take to get there? (Mất bao lâu để đến đó?)
15. How far: Hỏi về khoảng cách.
Ví dụ:
How far is it to the airport? (Sân bay cách đây bao xa?)
Lưu ý:
Trợ động từ: Sau các từ để hỏi thường là trợ động từ (do, does, did, am, is, are, was, were, have, has, had, can, could, will, would, shall, should, may, might, must).
Câu trả lời: Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào câu hỏi và ngữ cảnh.
Ví dụ:
What is your name? - My name is Hoa.
Where do you live? - I live in Hanoi.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cấp tiểu học là:
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể:
- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói.
- Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới.
- Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.
- Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai.
Đánh giá kết quả giáo dục môn tiếng Anh cấp tiểu học như thế nào?
Căn cứ Mục VII Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thì việc đánh giá kết quả giáo dục môn tiếng Anh cấp tiểu học như sau:
- Kiểm tra, đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp thông tin phản hồi về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà học sinh đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập.
- Điều này góp phần khuyến khích và định hướng học sinh trong quá trình học tập, giúp giáo viên và nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó điều chỉnh việc dạy học môn học một cách hiệu quả ở các cấp học.
- Việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lớp, hướng tới việc giúp học sinh đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp khi kết thúc các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp.
- Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong Chương trình. Việc đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt so với yêu cầu cần đạt đã được quy định cho mỗi cấp lớp.
- Việc đánh giá cuối cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải dựa vào yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể là Bậc 1 đối với cấp tiểu học, Bậc 2 đối với cấp trung học cơ sở và Bậc 3 đối với cấp trung học phổ thông.
- Việc đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như định lượng, định tính và kết hợp giữa định lượng và định tính trong cả quá trình học tập, kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau của học sinh và tự đánh giá của học sinh.
- Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy học được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (hội thoại, độc thoại) và kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?