Cầu chung là gì? Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thị bị phạt như thế nào?

Xin hỏi, doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thị bị phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu? Đây là câu hỏi của anh T.Q đến từ Nghệ An.

Cầu chung là gì?

Cầu chung được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 như sau:

Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.

Như vậy, cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.

khu vực cầu chung

Cầu chung là gì? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thì bị phạt như thế nào?

Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thì bị phạt theo điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung; kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cầu chung; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng quy định nội dung thông tin hỗ trợ cảnh giới để thực hiện nhiệm vụ tại vị trí cảnh giới;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ trang thiết bị phục vụ cảnh giới theo quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, tổ chức được giao quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương thức chỉ huy, liên lạc giữa nhà gác hai đầu cầu để điều khiển giao thông trên cầu bảo đảm thông suốt, an toàn theo quy định;
b) Không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do doanh nghiệp quản lý theo quy định.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức được giao quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt, lắp đặt không đúng, không đủ, không duy trì hoạt động bình thường hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị tại đường ngang, cầu chung, không tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định;
b) Không thông báo kịp thời, không phối hợp với lực lượng chức năng điều hành giao thông để bảo đảm an toàn giao thông qua đường ngang khi xảy ra sự cố hư hỏng đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thuộc phạm vi quản lý;
c) Không ban hành chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
d) Không lập kế hoạch xây dựng, bảo trì công trình, thiết bị hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải lắp đặt đúng, đủ và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị, tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định.

Theo đó, doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý là 01 năm.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đóng đường bằng máy thẻ đường trong giao thông đường sắt
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Ai có quyền xác định ranh giới đất dành cho đường sắt? Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt gồm những loại hồ sơ gì?
Pháp luật
Có được đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh hay không? Người có hành vi đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh có thể bị xử phạt đến 500 nghìn đồng?
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Chứng vật chạy tàu là gì? Trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Công lệnh tải trọng là gì? Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng trên đường sắt đô thị?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
1,202 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào