Caption tổng kết năm cũ, câu nói hay cho ngày cuối năm? Tết Dương lịch người lao động nước ngoài được nghỉ mấy ngày?
Caption tổng kết năm cũ, câu nói hay cho ngày cuối năm? Tết Dương lịch là gì?
Có thể tham khảo các mẫu Caption tổng kết năm cũ, câu nói hay cho ngày cuối năm dưới đây:
Caption tổng kết năm cũ: "Tạm biệt 2024 với lòng biết ơn, chào đón 2025 với niềm hy vọng" "Mỗi kết thúc là một khởi đầu mới. Cảm ơn 2024 đã cho tôi thêm nhiều bài học và trải nghiệm quý giá" "365 ngày đã qua với đủ cung bậc cảm xúc. Giờ là lúc mỉm cười và sẵn sàng cho một hành trình mới" "Năm cũ đã cho tôi những kỷ niệm đẹp, những bài học quý và những người bạn tuyệt vời. Hẹn gặp 2025 với nhiều điều tốt đẹp hơn" ... Câu nói hay cho ngày cuối năm: "Mỗi năm qua đi đều để lại cho ta những bài học, những kỷ niệm và sự trưởng thành" "Không có thất bại, chỉ có những bài học. Không có kết thúc, chỉ có những khởi đầu mới" "Thời gian qua đi không để lại dấu vết, chỉ để lại những trải nghiệm và bài học cho tương lai" "Năm cũ đã qua đi mang theo bao kỷ niệm, năm mới đang đến với nhiều hy vọng và khởi đầu mới." "Mỗi kết thúc đều là một khởi đầu mới. Hãy để những điều tốt đẹp ở lại, và mang theo bài học kinh nghiệm để vững bước trong tương lai." "Thời gian không chờ đợi ai. Hãy trân trọng từng phút giây hiện tại và sống thật ý nghĩa." "Cuối năm là thời điểm để nhìn lại chặng đường đã qua, để biết ơn những gì mình đã có và học hỏi từ những thử thách đã trải qua." "Năm mới không phải là một trang giấy mới, mà là cơ hội để viết tiếp câu chuyện cuộc đời của mình theo cách tốt đẹp hơn." "Hạnh phúc không phải là đích đến, mà là cách ta đi. Mỗi năm qua đi đều là một hành trình đáng trân trọng." ... |
*Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Tết Dương lịch là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Gregorian (lịch Dương), tức ngày 1 tháng 1 hàng năm. Đây là dịp lễ được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới để chào đón năm mới.
Ở Việt Nam, Tết Dương lịch là ngày nghỉ lễ chính thức. Mặc dù không được tổ chức long trọng như Tết Nguyên đán (Tết âm lịch), nhưng người dân vẫn có nhiều hoạt động chào đón.
Tuy nhiên, theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Tết Dương lịch không phải ngày lễ lớn tại Việt Nam theo quy định.
>> Tết âm lịch người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
Caption tổng kết năm cũ, câu nói hay cho ngày cuối năm? Tết Dương lịch người lao động nước ngoài được nghỉ mấy ngày? (Hình từ Internet)
Tết Dương lịch người lao động nước ngoài được nghỉ mấy ngày?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lịch nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, lịch nghỉ lễ tết của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những ngày cụ thể sau:
[1] Nghỉ các ngày lễ tết giống như người lao động Việt Nam gồm:
- Tết Dương lịch
- Tết Âm lịch
- Ngày Chiến thắng
- Ngày Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
[2] Nghỉ lễ tết của riêng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
- Tết cổ truyền dân tộc
- Ngày Quốc khánh của nước họ
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ 01 ngày vào dịp Tết Dương lịch.
Người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam dưới hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
- Chào bán dịch vụ.
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tình nguyện viên.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?