Cập nhật bão Yagi: Tại sao người dân không nên ra ngoài khi đột nhiên lặng gió? Những vùng nào được xem là chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi?
Cập nhật bão Yagi: Tại sao người dân không nên ra ngoài khi đột nhiên lặng gió?
>>> Lịch đi học lại sau bão Yagi?
Theo khoản 7 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, bão Yagi được hiểu là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh.
Tại trung tâm của bão, áp suất khí rất thấp, trong khi không khí ở xung quanh xoáy rất nhanh quanh tâm, ngược chiều kim đồng hồ…
Không khí ở tầng thấp vừa quay vừa đổ về trung tâm áp suất thấp, tạo ra một tâm bão hình tròn, thường gọi là "Tâm bão" hay "Mắt bão".
Thời điểm mắt bão đi qua sẽ có khoảng lặng gió, ngớt mưa có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng. Nhưng ngay sau đấy mưa gió sẽ dữ dội trở lại khi nửa sau cơn bão đi vào.
Do đó, khi trời đột ngột lặng gió thì người dân không nên ra ngoài để đảm bảo an toàn
Hiện tại, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h (xem chi tiết tại đây).
Tâm bão Yagi: Tại sao người dân không nên ra ngoài khi đột nhiên lặng gió? (Hình từ Internet)
Các biện pháp phòng chống tốc mái nhà khi bão Yagi đến hiện nay có những biện pháp nào?
Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì người dân có thể áp dụng các phương pháp chống tốc mái nhà sau để ứng phó bão Yagi:
- Đối với nhà có độ dốc lớn
+ Đặt các bao cát hoặc bao chứa nước ép sát mái buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái (chống trôi trượt)
+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)
- Đối với nhà có độ dốc nhỏ
+ Xếp trực tiếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái
+ Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)
(2) Phòng chống tốc mái cho nhà lợp ngói
Phòng và giảm thiểu tốc mái ngói bằng các phương pháp:
- Xây các bờ chẩy bằng gạch để bảo vệ các cạnh mái
- Xây các con trạch bằng gạch để bảo vệ mái
- Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau
- Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái)
- Buộc mái ngói vào li tô (mè) bằng dây thép 2 mm;
- Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau;
- Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái);
- Viên ngói lợp chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh ngói.
Ngoài ra, hiện nay nhà nước cũng đang thực hiện các biện pháp tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 (sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023) để cùng người dân ứng phó với cơn bão Yag. Cụ thể:
(1) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
(2) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
(3) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
(4) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
(5) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
(6) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
(7) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
(9) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
(8) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
(10) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
Những vùng nào được xem là chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi?
Căn cứ khoản 11 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Vùng gió mạnh do hoàn lưu của bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây nên là vùng có gió xoáy mạnh từ cấp 6 trở lên.
11. Vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão hoặc áp thấp nhiệt đới là vùng thời tiết xấu, có mưa, có gió mạnh từ cấp 6 trở lên do bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra.
12. Nước dâng là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão hoặc gió mạnh trên biển.
...
Như vậy, vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi là vùng thời tiết xấu, có mưa, có gió mạnh từ cấp 6 trở lên do bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?