Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong trường hợp nào? Tải Đơn đề nghị cấp đổi ở đâu?
- Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong trường hợp nào? Tải Đơn đề nghị cấp đổi ở đâu?
- Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm những gì?
- Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thực hiện như thế nào?
- Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô muốn cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các điều kiện gì?
Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong trường hợp nào? Tải Đơn đề nghị cấp đổi ở đâu?
Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Tải Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo Mẫu số 14 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Tải mẫu tại đây. Tải về
Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2017/NĐ-CP gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 14 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đã được cấp: 01 bản sao;
- Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.
Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thực hiện như thế nào?
Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Cơ quan kiểm tra bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô muốn cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các điều kiện gì?
Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô muốn cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
(2) Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
(3) Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
(4) Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
(5) Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
(6) Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.
(7) Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:
- Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc
- Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?