Cấp có thẩm quyền ra quyết định biệt phái người làm công tác cơ yếu dựa trên những căn cứ nào?
- Người được biệt phái để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu có được xem là người làm việc trong tổ chức cơ yếu hay không?
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định biệt phái người làm công tác cơ yếu dựa trên những căn cứ nào?
- Trường hợp người làm công tác cơ yếu được biệt phái nhận mệnh lệnh phải làm nhưng mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải làm sao?
Người được biệt phái để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu có được xem là người làm việc trong tổ chức cơ yếu hay không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 có quy định về người làm việc trong tổ chức cơ yếu cụ thể như sau:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người được biệt phái để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu có được xem là người làm việc trong tổ chức cơ yếu còn được gọi là người làm công tác cơ yếu.
Theo đó, người được biệt phái để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu là người làm việc trong tổ chức cơ yếu bên cạnh các đối tượng khác như:
- Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
Cấp có thẩm quyền ra quyết định biệt phái người làm công tác cơ yếu dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet).
Cấp có thẩm quyền ra quyết định biệt phái người làm công tác cơ yếu dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Cơ yếu 2011 quy định về biệt phái người làm công tác cơ yếu cụ thể như sau:
Biệt phái người làm công tác cơ yếu
1. Căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cơ yếu, người làm công tác cơ yếu được biệt phái theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Người làm công tác cơ yếu biệt phái được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cấp có thẩm quyền ra quyết định biệt phái người làm công tác cơ yếu dựa vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cơ yếu.
Theo đó, người làm công tác cơ yếu biệt phái được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp người làm công tác cơ yếu được biệt phái nhận mệnh lệnh phải làm nhưng mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải làm sao?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu cụ thể như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì người được biệt phái làm công tác cơ yếu phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh.
Trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Như vậy, trường hợp người làm công tác cơ yếu được biệt phái cần tuân thủ thực hiện theo quy định nêu trên trong trường hợp nhận được mệnh lệnh phải làm nhưng mệnh lệnh đó trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?