Cao su kiến thiết cơ bản là gì? Vườn ươm giống cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc phải đáp ứng những điều kiện nào?
Cao su kiến thiết cơ bản là gì?
Cao su kiến thiết cơ bản được quy định tại tiết 1.3.7 tiểu mục 1.3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-149:2014/BNNPTNT về điều kiện trồng, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Thuật ngữ và định nghĩa
...
1.3.7. Cao su kiến thiết cơ bản: vườn cao su từ khi trồng mới cho đến bắt đầu thu hoạch mủ.
Theo đó, cao su kiến thiết cơ bản là vườn cao su từ khi trồng mới cho đến bắt đầu thu hoạch mủ.
Cao su kiến thiết cơ bản (Hình từ Internet)
Vườn ươm giống cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc phải đáp ứng những điều kiện nào?
Vườn ươm giống cao su kiến thiết cơ bản được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-149:2014/BNNPTNT về điều kiện trồng, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc như sau:
Yêu cầu kỹ thuật đối với vườn ươm tum trần; vườn ươm tum bầu có tầng lá như sau:
- Địa điểm: vùng xây dựng vườn ươm giống cao su có độ cao dưới 600 m so với mực nước biển, có điều kiện khí hậu tương tự Mục 2.2, có nguồn nước tưới, thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển cây giống.
- Thiết kế vườn ươm
+ Thiết kế vườn ươm phải thoát nước, giảm xói mòn, thuận lợi cho chăm sóc và vận chuyển cây giống; có giàn che vườn ươm bằng màng nylon trắng kín giữ ấm cây giống ghép chuẩn bị cho trồng mới trong mùa lạnh;
+ Vườn ươm được chia ô, giữa các ô có đường vận chuyển.
- Quản lý vườn ươm cây giống cao su
+ Nhà sản xuất phải lập hồ sơ quản lý vườn ươm cây giống cao su;
+ Trong hồ sơ vườn ươm ghi rõ ngày, tháng, năm trồng; loại hạt giống, giống ghép, gỗ ghép; số cây đạt tiêu chuẩn ghép và tỷ lệ ghép sống của từng đợt ghép theo từng loại giống, giống có nguồn gốc rõ ràng theo Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT (được thay thế bởi Nghị định 94/2019/NĐ-CP).
Việc trồng mới và chăm sóc vườn cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 2.3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-149:2014/BNNPTNT về điều kiện trồng, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc, việc trồng mới và chăm sóc vườn cao su kiến thiết cơ bản được quy định như sau:
(1) Cây giống
- Tiêu chuẩn tum trần: Tum có đường kính gốc đạt tiêu chuẩn (từ 15 mm đến 20 mm). Trường hợp tum chuyển từ nơi khác đến, bảo quản không quá 7 ngày kể từ khi bứng.
- Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá: chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khỏe, bầu đất không bị vỡ, cây không bị long gốc, không có rễ cọc xuyên thành bầu ra ngoài.
(2) Thời vụ trồng
- Trồng tum từ ngày 1/5 đến ngày 30/7 khi thời tiết thuận lợi, đất đủ độ ẩm;
- Trồng tum bầu có tầng lá từ ngày 15/4 đến ngày 31/8 khi thời tiết thuận lợi, đất đủ độ ẩm;
(3) Mật độ và khoảng cách trồng
- Mật độ trồng từ 500 cây đến 570 cây/ha, theo độ dốc.
- Trên đất dốc, bố trí cây trên hàng theo đường đồng mức thay đổi từ 2 m đến 3 m; hàng từ 7 m đến 9 m, đạt mật độ từ 500 cây đến 570 cây/ha.
(4) Kích thước hố trồng:
- Hố có kích thước dài 60 cm, rộng 50 cm, sâu 60 cm, đáy hố rộng 50 cm x 50 cm.
- Tâm hố đào cách mép ngoài đường đồng mức tối thiểu 1,0 m.
(5) Trồng xen
- Trồng xen cây họ đậu, lúa, rau màu, dứa, cỏ chăn nuôi (trừ cây sắn) từ năm đầu cho đến hết năm thứ tư. Áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu trên vườn cao su khi độ dốc bình quân trên 10° khi trồng xen.
- Không trồng xen trên vườn cao su có độ dốc bình quân trên 15°.
- Cây trồng xen cách hàng cao su mỗi bên khoảng 1,5 m (cây họ đậu cách hàng cao su 1 m).
(6) Trồng cây che phủ đất
- Loại cây họ đậu che phủ đất: mucuna (Mucuna bracteata, M. cochinchinensis, M. pruriens), kudzu (Pueraria phaseoloides, P. triloba), đậu lông (Calopogonium mucunoides), đậu ma (Centrosema pubescens)...
- Thời gian trồng cây họ đậu che phủ đất: ngay từ năm thứ nhất trên vườn cao su kiến thiết cơ bản.
- Mật độ trồng: trồng cách hàng cao su từ 1 m đến 1,5 m.
- Trên đất dốc giữa hàng cao su nếu không trồng xen hoặc trồng cây che phủ đất thì hạn chế cày xới, giữ thảm thực vật tự nhiên (ngoại trừ cỏ tranh, cây họ tre nứa).
(7) Phòng chống rét
- Không sử dụng phân bón kích thích ra chòi, lá non và tỉa chồi vào mùa đông.
- Làm bồn tủ gốc trước mùa đông, có thể tủ gốc bằng màng phủ nông nghiệp kín mặt hố trồng và phủ một lớp đất phía trên dày khoảng 5 cm.
- Trường hợp cây bị ảnh hưởng của rét hại: cắt dưới vị trí bị chết rét từ 20 cm đến 30 cm, nạo bỏ phần vỏ cây bị chết và bôi vaselin.
(8) Phòng chống cháy
Đầu mùa khô hàng năm tiến hành phòng chống cháy lô cao su:
- Làm sạch cỏ, quét dọn cành, lá khô trên hàng cao su rộng sang hai bên 1,5 m.
- Làm đường băng cách ly lô cao su với bên ngoài rộng 10 m.
(9) Bảo vệ thực vật
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sản xuất và kinh doanh.
- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, áp dụng các biện pháp an toàn cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
(10) Phân bón và chăm sóc
Có quy trình bón phân và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?