Cảnh sát biển Việt Nam truy đuổi tàu thuyền trên biển khi không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền để kiểm tra có thể huy động người, tàu thuyền của người dân không?
- Cảnh sát biển Việt Nam có được truy đuổi tàu thuyền trên biển khi không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền để kiểm tra không?
- Cảnh sát biển Việt Nam được dừng tàu thuyền để kiểm tra trong những trường hợp nào?
- Cảnh sát biển Việt Nam truy đuổi tàu thuyền trên biển có thể huy động người, tàu thuyền của người dân không?
Cảnh sát biển Việt Nam có được truy đuổi tàu thuyền trên biển khi không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền để kiểm tra không?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
Thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển
1. Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia;
b) Không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
c) Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển trong các trường hợp cụ thể nêu trên.
Trường hợp tàu thuyền trên biển không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát theo quy định thì Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam truy đuổi tàu thuyền trên biển (Hình từ Internet)
Cảnh sát biển Việt Nam được dừng tàu thuyền để kiểm tra trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển.
2. Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát bao gồm:
a) Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
d) Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật;
đ) Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.
3. Khi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác; cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết và trang phục theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Luật này.
...
Theo đó, các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra bao gồm:
- Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
- Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật;
- Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.
Lưu ý, khi kiểm tra, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác; cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết và trang phục theo quy định.
Cảnh sát biển Việt Nam truy đuổi tàu thuyền trên biển có thể huy động người, tàu thuyền của người dân không?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự
1. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Việc huy động theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt.
Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
Như vậy, tàu thuyền trên biển không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển được huy động người, tàu thuyền của công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?