Cảnh báo khí tượng thủy văn là gì? Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định?
Cảnh báo khí tượng thủy văn là gì?
Cảnh báo khí tượng thủy văn được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
Theo đó, cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
Cảnh báo khí tượng thủy văn (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định?
Các loại bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn được quy định tại Điều 22 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Bản tin dự báo thời tiết, thủy văn, hải văn;
b) Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn;
c) Bản tin dự báo khí hậu, nguồn nước;
d) Bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng;
đ) Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Thời hạn cực ngắn;
b) Thời hạn ngắn;
c) Thời hạn vừa;
d) Thời hạn dài;
đ) Thời hạn khác.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, có các loại bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn sau:
- Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn;
- Bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thời hạn cảnh báo khí tượng thủy văn có:
- Thời hạn cực ngắn;
- Thời hạn ngắn;
- Thời hạn vừa;
- Thời hạn dài;
- Thời hạn khác.
Hệ thống cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia hoạt động theo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia được quy định tại Điều 24 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia
1. Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia gồm các tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn các cấp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.
2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
a) Tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp dưới phải chịu sự quản lý về chuyên môn của tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp trên;
b) Tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp dưới chi tiết hóa bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cấp trên, ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn quản lý;
c) Các tổ chức sự nghiệp công lập về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin, dữ liệu để bảo đảm thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thống nhất, đầy đủ, kịp thời.
3. Trách nhiệm của hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
a) Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn trong phạm vi toàn quốc;
b) Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên biển theo trách nhiệm thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO);
c) Tham gia hoạt động dự báo, cảnh báo, trao đổi thông tin, sản phẩm dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn với cơ quan, tổ chức dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của các nước, khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật;
d) Thu nhận thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong nước và nước ngoài, của tổ chức quốc tế; chuyển phát thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của Việt Nam ra quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Cung cấp, hướng dẫn khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
e) Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền tin để truyền tải chính xác, phổ biến kịp thời, đầy đủ thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đến cộng đồng theo quy định của Luật này và pháp luật về báo chí;
g) Tuân thủ, thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
h) Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;
i) Lưu trữ thông tin, dữ liệu, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Như vậy, hệ thống cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia gồm các tổ chức sự nghiệp công lập về cảnh báo khí tượng thủy văn các cấp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
- Tổ chức sự nghiệp công lập về cảnh báo khí tượng thủy văn cấp dưới phải chịu sự quản lý về chuyên môn của tổ chức sự nghiệp công lập về cảnh báo khí tượng thủy văn cấp trên;
- Tổ chức sự nghiệp công lập về cảnh báo khí tượng thủy văn cấp dưới chi tiết hóa bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức sự nghiệp công lập về cảnh báo khí tượng thủy văn cấp trên, ban hành bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn quản lý;
- Các tổ chức sự nghiệp công lập về cảnh báo khí tượng thủy văn phải thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin, dữ liệu để bảo đảm thông tin cảnh báo khí tượng thủy văn thống nhất, đầy đủ, kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?