Cản trở người lao động thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi nào?
- Cản trở người lao động thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp cản trở người lao động thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp không?
Người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014 về người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
...
Theo quy định trên, người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Yêu cầu mở thủ tục phá sản (Hình từ Internet)
Cản trở người lao động thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Điều 66 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn như sau:
Hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn của những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, khi doanh nghiệp cản trở người lao động thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp cản trở người lao động thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, khi doanh nghiệp cản trở người lao động thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 2.000.000 đồng nên Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?