Cản trở người khuyết tật hòa nhập cộng đồng sẽ bị xử lý như thế nào? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là bao lâu?
Việc người khuyết tật hòa nhập cộng đồng được các quốc gia thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Công ước về quyền của người khuyết tật quy năm 2007 quy định như sau:
Sống độc lập và là một phần của cộng đồng
Các quốc gia thành viên Công ước này công nhận quyền bình đẳng của mọi người khuyết tật được sống trong cộng đồng theo sự lựa chọn bình đẳng như những người khác, tiến hành mọi biện pháp hiệu quả và thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật hưởng trọn vẹn quyền này, giúp họ gia nhập và tham gia hoàn toàn vào cộng đồng, bao gồm việc bảo đảm rằng:
a. Người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống, người họ sống cùng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác và không bị bắt buộc phải sống trong một điều kiện cụ thể nào;
b. Người khuyết tật có được tiếp cận với một tập hợp dịch vụ tại nhà, tại khu vực cư trú hoặc các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng khác, trong đó có sự hỗ trợ cá nhân cần thiết để họ sống và gia nhập cộng đồng, và ngăn chặn sự cách ly và tách biệt khỏi cộng đồng;
c. Các dịch vụ và cơ sở vật chất cộng đồng dành cho quảng đại công chúng phải dành cho người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng, và phải đáp ứng các nhu cầu của họ.
Theo đó, việc người khuyết tật sống hòa nhập và là một phần của cộng đồng được các quốc gia công nhận quyền bình đẳng của mọi người khuyết tật được sống trong cộng đồng theo sự lựa chọn bình đẳng như những người khác, tiến hành mọi biện pháp hiệu quả và thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật hưởng trọn vẹn quyền này, giúp họ gia nhập và tham gia hoàn toàn vào cộng đồng, bao gồm việc bảo đảm rằng:
- Người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống, người họ sống cùng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác và không bị bắt buộc phải sống trong một điều kiện cụ thể nào;
- Người khuyết tật có được tiếp cận với một tập hợp dịch vụ tại nhà, tại khu vực cư trú hoặc các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng khác, trong đó có sự hỗ trợ cá nhân cần thiết để họ sống và gia nhập cộng đồng, và ngăn chặn sự cách ly và tách biệt khỏi cộng đồng;
- Các dịch vụ và cơ sở vật chất cộng đồng dành cho quảng đại công chúng phải dành cho người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng, và phải đáp ứng các nhu cầu của họ.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Cản trở người khuyết tật hòa nhập cộng đồng sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
...
Do đó, cản trở người khuyết tật hòa nhập cộng đồng thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành vi này sẽ bị phạt gấp 02 lần mức phạt cá nhân.
Thời hiệu xử lý đối với việc cản trở người khuyết tật hòa nhập cộng đồng là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì thời hiệu xử lý đối với việc cản trở người khuyết tật hòa nhập cộng đồng là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?