Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên dựa trên cơ sở nào?

Tôi muốn hỏi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập dựa trên căn cứ nào? Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký được áp dụng dựa trên cơ sở nào? Đối với tờ khai, những yêu cầu cần đáp ứng là gì?

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung được quy định như sau:

"Điều 6. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký."

Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập dựa trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó.

Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên dựa trên cơ sở nào?

Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên dựa trên cơ sở nào?

Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP về quyền ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:

"Điều 10. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau:
1. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;
b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;
d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;
đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
2. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó."

Theo đó, việc áp dụng quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo quy định cụ thể như trên, căn cứ vào các quy định tại Công ước Paris, điều ước quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Tờ khai trong đơn đăng ký nhãn hiệu cần tuân thủ những yêu cầu gì?

Đối với thành phần tờ khai trong đơn đăng ký nhãn hiệu, điểm 37.4 khoản 37 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi điểm c, điểm d khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCNkhoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN có quy định như sau:

"37. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
[...]
37.4 Yêu cầu đối với tờ khai
Người nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư này với các lưu ý sau đây:
a) Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận);
b) Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:
(i) Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
(ii) Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
(iii) Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hóa, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn phải theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt quy định tại điểm 39 của Thông tư này.
c) Đối với nhãn hiệu chứng nhận, người nộp đơn phải mô tả tóm tắt trong tờ khai đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu (các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu).
d) Trong tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó theo các quy định sau đây:
(i) Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;
(ii) Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;
(iii) Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;
(iv) Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.
e) Phần “Danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong Tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ Thỏa ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định."

Như vậy, việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được pháp luật hiện hành quy định cụ thể thông qua căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung, quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký cũng như những yêu cầu đối với từng thành phần của đơn đăng ký, cụ thể là tờ khai.

Đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh có được phép đăng ký nhãn hiệu không? Nếu được thì đơn đăng ký nhãn hiệu của cơ sở kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Thỏa ước Madrid là gì? Đối với Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn phải nộp thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng ở địa chỉ nào? Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân có được quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất không?
Pháp luật
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào? Tải tờ khai ở đâu?
Pháp luật
Đăng ký nhãn hiệu như thế nào theo pháp luật sở hữu trí tuệ? Quy định về hồ sơ đăng ký như thế nào? Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu? Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sắp hết hạn thì có cần thực hiện thủ tục gia hạn không?
Pháp luật
Có được ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không? Nếu được thì thời hạn ủy quyền là bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện, thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Các công ty khác nhau đồng thời muốn đăng ký bảo hộ cho một nhãn hiệu được hay không?
Pháp luật
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được tính từ thời điểm nào? Tính từ thời điểm đăng ký hay tính từ lúc được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký nhãn hiệu
6,164 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký nhãn hiệu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký nhãn hiệu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào