Căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm những loại nào? Biển báo an toàn về điện phải được bao gói như thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm những loại nào? Biển báo an toàn về điện phải được bao gói như thế nào? Câu hỏi của anh T.N.M từ Nghệ An.

Căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm những loại nào?

Việc phân loại Biển báo an toàn về điện được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2572:1978 về Biển báo an toàn về điện như sau:

Phân loại và kích thước
1.1. Căn cứ vào các đối tượng cần báo hiệu, biển báo gồm:
Biển báo chung - dùng ở những nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện cũng như người đến làm việc hoặc đi qua.
Biển báo riêng - dùng ở những nơi chỉ có nhân viên vận hành thiết bị điện làm việc.
1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng biển báo gồm:
Biển báo cố định - đặt trong một thời gian không quy định;
Biển báo lưu động - đặt trong một thời gian nhất định.
1.3. Căn cứ vào kích thước (a x b), tính bằng mm, biển báo được phân thành nhóm sau:
a - 360 x 240 e - 145 x 72
b - 240 x 150 g - 105 x 52
c - 240 x 120 h - 72 x 36
d - 210 x 210 i - 52 x 26
k - 36 x 18
...

Như vậy, theo quy định, căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm 2 loại sau đây:

(1) Biển báo cố định - đặt trong một thời gian không quy định;

(2) Biển báo lưu động - đặt trong một thời gian nhất định.

Căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm những loại nào? Biển báo an toàn về điện phải được bao gói như thế nào?

Căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Hình sọ người trên biển báo an toàn về điện phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật gì?

Hình sọ người trên biển báo an toàn về điện được quy định tạu tiểu mục 2.6 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2572:1978 về Biển báo an toàn về điện như sau:

Yêu cầu kỹ thuật
...
2.4. Biển báo phải được gắn chắc bằng bulông, vít, đinh tán hoặc gắn trực tiếp vào sản phẩm. Kích thước của các lỗ bắt bulông, vít được quy định trong các bảng và hình vẽ của tiêu chuẩn này.
2.5. Biển báo lưu động được phép được chế tạo bằng kim loại lá, chất dẻo hoặc bằng vật liệu khác có chiều dày từ 2 - 3mm. Các vật liệu này không bị hư hỏng do tác dụng của khí quyển.
2.6. Hình sọ người phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Màu của hốc mắt, mũi, răng và đường viền của sọ phải là màu đen;
Đoạn đầu của dấu hiệu có điện phải cho xuyên qua hốc mắt phải, nhưng hình sọ người không được che khuất đầu mũi tên của dấu hiệu, đồng thời phải để chừa một đoạn rõ từ chỗ hốc mắt phải đến chỗ gấp khúc của dấu hiệu có điện áp;
Hình sọ người phải có kích thước tương ứng với dấu hiệu có điện áp.
Phần lời của biển báo phải viết bằng chữ in thẳng đứng theo tiêu chuẩn "tài liệu thiết kế" (TCVN 6:1974).
Hình dạng và kích thước của dấu hiệu có điện áp theo TCVN 2049:1977.
Biển báo không được có những vết sần sùi, cạnh sắc.
Biển báo cố định và khuôn phải sơn cả hai mặt, trước khi sơn phải làm sạch hết vết bẩn, vết gỉ.
Sơn phải đều, đậm và bền, bề mặt lớp sơn phải nhẵn.
Biển báo kiểu 2aX phải bắt chắc chắn ở độ cao từ 2,5m - 3m so với mặt đất.
2.12. Trên cột bê tông, cho phép dùng khuôn 2K để thể hiện trực tiếp nội dung của biển báo và sơn màu quy định trong Bảng 4.
2.13. Phía trên biển báo loại lưu động phải có hai lô theo kích thước quy định trong Bảng 2 để luồn dây treo thích hợp.

Như vậy, theo quy định, hình sọ người trên biển báo an toàn về điện phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau đây:

- Màu của hốc mắt, mũi, răng và đường viền của sọ phải là màu đen;

- Đoạn đầu của dấu hiệu có điện phải cho xuyên qua hốc mắt phải, nhưng hình sọ người không được che khuất đầu mũi tên của dấu hiệu,

Đồng thời phải để chừa một đoạn rõ từ chỗ hốc mắt phải đến chỗ gấp khúc của dấu hiệu có điện áp;

- Hình sọ người phải có kích thước tương ứng với dấu hiệu có điện áp.

Biển báo an toàn về điện phải được bao gói như thế nào?

Việc bao gói Biển báo an toàn về điện được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2572:1978 về Biển báo an toàn về điện như sau:

Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
4.1. Biển báo phải được bao gói trong hòm gỗ hoặc hòm các tông, giữa các biển báo phải có giấy lót. Khối lượng của hòm để xếp biển báo không quá 20kg.
4.2. Trên mỗi hòm có ghi nhãn, bao gồm các mục sau:
- Tên hoặc dấu hiệu quy ước của cơ sở sản xuất;
- Kiểu biển báo;
- Khối lượng, kg;
- Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn.
4.3. Biển báo được bảo quản trong phòng ở điều kiện bình thường.
4.4. Biển báo được vận chuyển bằng mọi phương tiện.

Như vậy, theo quy định, Biển báo an toàn về điện phải được bao gói trong hòm gỗ hoặc hòm các tông, giữa các biển báo phải có giấy lót.

Khối lượng của hòm để xếp biển báo không quá 20kg.

Trên mỗi hòm có ghi nhãn, bao gồm các mục sau:

- Tên hoặc dấu hiệu quy ước của cơ sở sản xuất;

- Kiểu biển báo;

- Khối lượng, kg;

- Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn.

An toàn điện Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Căn cứ vào thời gian sử dụng, Biển báo an toàn về điện gồm những loại nào? Biển báo an toàn về điện phải được bao gói như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin thế nào?
Pháp luật
Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Nội dung huấn luyện phần lý thuyết cho người làm công việc xây lắp điện?
Pháp luật
Người lao động sửa chữa điện ở nông thôn có cần thiết phải được huấn luyện về an toàn điện không?
Pháp luật
Người lao động làm các công việc liên quan đến sửa chữa điện trong doanh nghiệp được huấn luyện những nội dung gì và ai có trách nhiệm tổ chức huấn luyện người lao động?
Pháp luật
Nhà ở không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có được bồi thường không?
Pháp luật
Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng của khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào? Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Người lao động đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì có phải huấn luyện an toàn điện hay không?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện an toàn điện đối với người lao động sửa chữa đường thiết bị điện trong doanh nghiệp gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn điện
568 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn điện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào