Căn cứ vào đâu để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm? Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò?
Căn cứ vào đâu để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:
Phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò:
a) Căn cứ vào hình dạng, kích thước, thế nằm các thân quặng chì - kẽm, mức độ ổn định về chiều dày, biến đổi hàm lượng chì - kẽm và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ;
b) Căn cứ vào chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi chiều dày, hàm lượng các thân quặng và điều kiện địa chất khai thác mỏ để phân chia nhóm mỏ thăm dò;
c) Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá cụ thể đối với các thân quặng chì - kẽm chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ. Nhóm mỏ thăm dò được dự kiến trong Đề án thăm dò khoáng sản và được xác định trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
…
Như vậy, theo quy định trên thì để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm thì cần căn cứ vào:
- Căn cứ vào hình dạng, kích thước, thế nằm các thân quặng kẽm, mức độ ổn định về chiều dày, biến đổi hàm lượng kẽm và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ;
- Căn cứ vào chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi chiều dày, hàm lượng các thân quặng và điều kiện địa chất khai thác mỏ để phân chia nhóm mỏ thăm dò;
- Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá cụ thể đối với các thân quặng kẽm chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ. Nhóm mỏ thăm dò được dự kiến trong Đề án thăm dò khoáng sản và được xác định trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản kẽm (Hình từ Internet)
Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:
Phân chia nhóm mỏ thăm dò
…
2. Phân chia nhóm mỏ thăm dò thành các nhóm sau:
a) Nhóm mỏ đơn giản (I);
b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II);
c) Nhóm mỏ phức tạp (III);
d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành 04 nhóm mỏ thăm dò, gồm:
- Nhóm mỏ đơn giản (I);
- Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II);
- Nhóm mỏ phức tạp (III);
- Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).
Việc xếp nhóm mỏ rất phức tạp của tài nguyên khoáng sản kẽm được dựa theo điều kiện nào?
Căn cứ tại điểm d khoản 3 Điều 9 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:
Phân chia nhóm mỏ thăm dò
…
3. Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò :
a) Nhóm mỏ đơn giản (I):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ lớn có cấu trúc địa chất đơn giản với các thân quặng dạng giả tầng, dạng vỉa nằm ngang hoặc dốc thoải; các thân quặng có hình dạng đơn giản, hệ số chứa quặng từ 0,8 đến 1,0; chiều dày ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình không lớn hơn 40%; hàm lượng các thành phần có ích chính phân bố đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn không lớn hơn 40%.
b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ lớn đến trung bình có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, với các thân quặng có hình dạng lương đối đơn giản đến phức tạp; thân quặng dạng vỉa, thấu kính, cột, ống...; chiều dày thân quặng tương đối ổn định đến không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên 40% đến 70%; hàm lượng các thành phần có ích chính phân bố từ tương đối đồng đều đến không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 40% đến 70% và hệ số chứa quặng từ 0,7 đến 0,8.
c) Nhóm mỏ phức tạp (III):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ nhỏ đến trung bình, có cấu trúc địa chất phức tạp với các thân quặng dạng vỉa, thấu kính, dạng ổ, cột, ống...; hình dạng các thân quặng rất phức tạp, chiều dày không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên 70% đến 100%; hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 70% đến 100%; hệ số chứa quặng từ 0,6 đến 0,7.
d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ nhỏ, có cấu trúc địa chất rất phức tạp với các thân quặng kích thước nhỏ đến rất nhỏ, dạng mạch, thấu kính, cột, ổ...; hình dạng thân quặng rất phức tạp, chiều dày rất không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình trên 100%; hàm lượng các thành phần có ích chính biến đổi rất không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn trên 100%; hệ số chứa quặng dưới 0,6.
Như vậy, theo quy định trên thì việc xếp nhóm mỏ rất phức tạp của tài nguyên khoáng sản kẽm được dựa theo điều kiện sau:
- Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ nhỏ, có cấu trúc địa chất rất phức tạp với các thân quặng kích thước nhỏ đến rất nhỏ, dạng mạch, thấu kính, cột, ổ...;
- Hình dạng thân quặng rất phức tạp, chiều dày rất không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình trên 100%;
- Hàm lượng các thành phần có ích chính biến đổi rất không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn trên 100%; hệ số chứa quặng dưới 0,6.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?