Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản có bao gồm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hay không?
Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản có bao gồm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Thủy sản 2017 có quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản cụ thể như sau:
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
1. Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh;
b) Chiến lược phát triển ngành thủy sản;
c) Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo vệ môi trường; chiến lược về bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Quy hoạch tổng thể quốc gia;
đ) Quy hoạch không gian biển quốc gia;
e) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
g) Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học;
h) Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
i) Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
k) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm các các căn cứ nêu trên. Theo đó, căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản có bao gồm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản có bao gồm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hay không? (Hình từ Internet)
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm các nội dung chủ yếu nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Thủy sản 2017 có quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Theo quy định này, nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng phương án tổng thể quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Phân vùng khai thác thủy sản; số lượng tàu cá của từng loại nghề; biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Giải pháp, chương trình, kế hoạch thực hiện; nguồn lực, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Như vậy, quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm các nội dung chủ yếu nêu trên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 có quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cụ thể như sau:
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm các loài thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.
...
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
c) Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản;
d) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
đ) Công bố đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm các trách nhiệm sau đây:
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
- Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản;
- Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
- Công bố đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?