Cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội gồm những chức danh nào? Nguồn tuyển chọn cán bộ Ngành Thi hành án?
Cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội gồm những chức danh nào?
Cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội gồm những chức danh theo quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2018/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP) như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án; Chấp hành viên; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án.
2. "Thời gian làm công tác pháp luật" áp dụng trong Ngành Thi hành án Quân đội, thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức vụ, chức danh liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
b) Là tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ về công tác thông tin khoa học quân sự; công tác cán bộ, thi đua khen thưởng Ngành; công tác tài chính, kế toán thi hành án; công tác hành chính vật tư, văn thư, lưu trữ, thủ kho vật chứng thuộc Ngành Thi hành án Quân đội;
c) Các trường hợp từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội chuyển công tác về Ngành Thi hành án Quân đội: Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ quan đó.
3. Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu nơi tổ chức cơ quan thi hành án, gồm: Thường vụ Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, quân khu, Quân chủng Hải quân.
Theo đó, chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án;
- Chấp hành viên;
- Thẩm tra viên;
- Thư ký thi hành án.
Nguồn tuyển chọn cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội được quy định như thế nào?
Nguồn tuyển chọn cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội được quy định tại Điều 18 Thông tư 19/2018/TT-BQP như sau:
Nguồn tuyển chọn
1. Quân nhân tại ngũ có bằng cử nhân luật hoặc đã trúng tuyển đại học chuyên ngành luật.
2. Công dân Việt Nam không thuộc biên chế trong Quân đội đã là cử nhân luật hệ chính quy đạt loại khá trở lên hoặc có trình độ Thạc sĩ luật, Tiến sĩ luật.
Theo đó, cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội được tuyển chọn từ những nguồn sau đây:
- Quân nhân tại ngũ có bằng cử nhân luật hoặc đã trúng tuyển đại học chuyên ngành luật.
- Công dân Việt Nam không thuộc biên chế trong Quân đội đã là cử nhân luật hệ chính quy đạt loại khá trở lên hoặc có trình độ Thạc sĩ luật, Tiến sĩ luật.
Bên cạnh đó, thủ tục tuyển chọn cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội được quy định tại Điều 19 Thông tư 19/2018/TT-BQP như sau:
Thủ tục tuyển chọn
1. Quân nhân do Quân đội đào tạo cử nhân luật
Hằng năm, căn cứ nhu cầu của các đơn vị, thực trạng đội ngũ cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển chọn báo cáo nhân sự với Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị (qua Cục Cán bộ) xem xét, quyết định.
2. Quân nhân tại ngũ có bằng cử nhân luật hoặc đã trúng tuyển đại học chuyên ngành luật và công dân Việt Nam không thuộc biên chế trong Quân đội đã là cử nhân luật hệ chính quy đạt loại khá trở lên hoặc có trình độ Thạc sĩ luật, Tiến sĩ luật: Thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ của Quân ủy Trung ương và quy định của Bộ Quốc phòng.
Cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội gồm những chức danh nào? Nguồn tuyển chọn cán bộ Ngành Thi hành án? (Hình từ Internet)
Cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung thế nào?
Tiêu chuẩn chung của cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP như sau:
Tiêu chuẩn chung của cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội
1. Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2. Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi; lịch sự, văn hóa trong giao tiếp và phục vụ Nhân dân.
3. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
4. Có độ tuổi theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; đủ các tiêu chí về đào tạo theo quy định của pháp luật; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau đây:
- Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi; lịch sự, văn hóa trong giao tiếp và phục vụ Nhân dân.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Có độ tuổi theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; đủ các tiêu chí về đào tạo theo quy định của pháp luật; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?