Cán bộ làm thủ tục cấp căn cước công dân là ai? Công chức làm việc trong UBND có được tham gia cấp căn cước công dân không?
Cán bộ thực hiện quy trình cấp căn cước công dân là những ai?
Khi người dân thực hiện các yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, họ sẽ được làm việc trực tiếp với các cán bộ quản lý căn cước công dân. Khoản 8 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định cụ thể về tên gọi của nhóm cán bộ này như sau:
“8. Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.”
Như vậy, các cán bộ làm thủ tục cấp căn cước công dân được gọi chung là cơ quan quản lý căn cước công dân. Đây là những cán bộ chuyên trách thuộc Công an nhân dân, chuyên làm các nhiệm vụ về quản lý căn cước công dân, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Cơ quan quản lý căn cước công dân
Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân là gì?
Điều 6 Luật Căn cước công dân 2014 quy định chi tiết những trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân, gồm:
“1. Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.
2. Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.
3. Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
4. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
5. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các công việc trong quá trình làm căn cước công dân như: thu thập thông tin công dân; chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi chưa chính xác hoặc có sự thay đổi; thực hiện công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân theo quy định. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý căn cước công dân còn thực hiện một số công việc liên quan như: niêm yết công khai và hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính về căn cước công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm; bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Thẩm quyền cấp thẻ căn cước công dân thuộc về ai?
Điều 27 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ: thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân thuộc về Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.
Do đó, thẩm quyền cấp căn cước công dân không thuộc về tất cả các cán bộ quản lý căn cước công dân, mà chỉ do Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an đảm nhiệm.
Công chức UBND cấp xã có được tham gia vào đội ngũ cấp căn cước công dân hay không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 nêu trên, cán bộ thực hiện việc quản lý căn cước công dân như thu nhận thông tin, lấy dấu vân tay, mô tả các đặc điểm nhân dạng,… Những công việc trên sẽ chỉ được thực hiện bởi các cán bộ có chuyên môn, thuộc đội ngũ công an nhân dân, nên công chức UBND xã không thể và cũng không có đủ thẩm quyền để tham gia vào quy trình nêu trên.
Như vậy, các cán bộ quản lý căn cước công dân thuộc về cơ quan quản lý căn cước công dân, có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các công việc theo quy định chi tiết trong Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản khác có liên quan. Những công việc trong quy trình này cần các cán bộ có chuyên môn và thẩm quyền thực hiện, nên công chức UBND cấp xã không thể tham gia vào quy trình cấp, đổi cấp lại căn cước công dân cho người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?