Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân có bị xử lý kỷ luật không?

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân có bị xử lý kỷ luật không? Văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ công chức?

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân có bị xử lý kỷ luật không?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
...

Theo quy định trên, cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân mà vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật khiển trách.

Trường hợp cán bộ công chức đã bị kỷ luật khiển trách mà tái phạm thì bị kỷ luật cảnh cáo. (theo Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật cảnh cáo mà còn vi phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật hạ bậc lương (theo Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật cảnh cáo mà còn vi phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật giáng chức. (theo Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp cán bộ công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị kỷ luật cách chức. (theo Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp công chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị kỷ luật buộc thôi việc. (theo Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân có bị xử lý kỷ luật không?

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân có bị xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)

Văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân như sau:

- Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

- Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Bên cạnh đó, theo Điều 16 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định văn hóa giao tiếp ở công sở như sau:

- Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

- Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

- Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công

Ai có thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ công chức?

Căn cứ Điều 66 Luật Cán bộ, công chức 2008 có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c, điểm d khoản 21 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức như sau:

(1) Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

(2) Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

(3) Chủ tịch nước quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước.

(4) Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.

(5) Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.

(6) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân có bị xử lý kỷ luật không?
Pháp luật
Kiểm điểm rút kinh nghiệm là gì? Kiểm điểm rút kinh nghiệm có phải là một hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không?
Pháp luật
Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức mới nhất? Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả bị xử lý như thế nào? Có bị phạt tiền hay truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Kỷ luật cán bộ là gì? Những việc cán bộ không được làm bao gồm những gì? Cán bộ có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Pháp luật
Khi nào thì cán bộ bị xem xét kỷ luật? Cán bộ có hành vi vi phạm nhưng đã hết nhiệm kỳ thì có bị truy cứu bằng các hình thức kỷ luật hay không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức không bao gồm những khoảng thời gian nào theo quy định?
Pháp luật
Cán bộ công chức vi phạm ở cơ quan cũ vẫn bị kỷ luật khi sang cơ quan mới theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức là gì? Trình tự, thủ tục xóa tư cách chức vụ đối với cán bộ, công chức như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
40 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào