Cán bộ cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm gì trong công tác chăm sóc thay thế đối với trẻ em theo quy định pháp luật hiện nay?
Trẻ em đang được chăm sóc ở cơ sở trợ giúp xã hội có thuộc đối tượng được nhận chăm sóc thay thế hay không?
Trẻ em đang được chăm sóc ở cơ sở trợ giúp xã hội có thuộc đối tượng được nhận chăm sóc thay thế hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH quy định về tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin như sau:
Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin
...
2. Định kỳ 06 tháng, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để làm căn cứ tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
...
Như vậy, định kỳ 06 tháng, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để làm căn cứ tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em.
Cán bộ cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm gì trong công tác chăm sóc thay thế cho trẻ em?
Theo Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH, cán bộ cơ sở trợ giúp xã hội được người đứng đầu cơ sở phân công theo dõi đánh giá tình trạng của trẻ em có trách nhiệm sau:
- Đánh giá tình trạng của trẻ em về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, tình hình học tập, điều kiện chăm sóc hiện tại, các nguy cơ có thể gây tổn hại cho trẻ em, nguyên nhân hoặc đối tượng gây tổn hại cho trẻ em, tình trạng gia đình, người thân thích (nếu có);
- Xác định các dịch vụ, chính sách hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em theo các dịch vụ sau:
+ Chăm sóc sức khỏe: Khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc dinh dưỡng, chính sách bảo hiểm y tế;
+ Hỗ trợ giáo dục: Hỗ trợ trẻ em được đi học; hỗ trợ đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, học phí; chi phí học nghề phù hợp với lứa tuổi theo quy định;
+ Hỗ trợ tâm lý: Tư vấn tại chỗ hoặc chuyển trẻ em đến tư vấn, trị liệu tại các cơ sở dịch vụ chuyên sâu về trị liệu tâm lý;
+ Phúc lợi xã hội: Hỗ trợ trẻ em được chăm sóc thay thế phù hợp bảo đảm thứ tự ưu tiên lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Đối với trẻ em sống tại cơ sở trợ giúp xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em trở về sống tại cộng đồng cùng cha, mẹ hoặc người thân thích (nếu có) hoặc tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em; hỗ trợ chính sách trợ cấp xã hội cho trẻ em và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định;
+ Bảo vệ trẻ em: Thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại, bạo lực; cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em và triển khai các thủ tục hỗ trợ, can thiệp;
+ Trợ giúp pháp lý: Thực hiện các thủ tục xác định trẻ em trong trường hợp bị bỏ rơi theo quy định của pháp luật; hỗ trợ khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi; cung cấp dịch vụ pháp lý cho trẻ em.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ của trẻ em theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 38 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
Trẻ em cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:
Trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em
...
3. Hồ sơ của trẻ em cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế gồm:
a) Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;
c) 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;
d) Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;
e) Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.
...
Như vậy, hồ sơ của trẻ em cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế gồm:
- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;
- 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;
- Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP;
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;
- Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?