Cán bộ có được xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm hay không? Việc nghỉ hưu đối với cán bộ được quy định ra sao?
Cán bộ là gì theo quy định hiện hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ như sau:
“1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy, bạn hiểu rằng cán bộ phải là một công dân Việt Nam và được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh khác và được trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo pháp luật.
Cán bộ có được xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm hay không?
Công chức được quy định ra sao trong năm 2022?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về công chức; được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy, ở đây công chức cũng sẽ được hiểu trước tiên phải là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương và các cấp trong cơ quan nhà nước và một số đơn vị thuộc Quân đội mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Cán bộ có được xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm hay không?
Căn cứ Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau:
“1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, bạn thấy rằng ở đây một người cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp được pháp luật quy định cụ thể như: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ và vì lý do khác. Thấy rằng, đầu tiên việc không đủ sức khỏe có thể hiểu rằng khi một người cán bộ không may bị mắc một căn bệnh nào đó hoặc gặp một sự cố nào đó liên quan đến sức khỏe mà muốn xin từ chức, thôi làm nhiệm vụ thì sẽ được chấp nhận. Tương tự ở các trường hợp khác cũng vậy khi mà người cán bộ có ý nguyện muốn xin thôi việc, miễn nhiệm, từ chức thì phải đảm bảo xem xét, mình thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật hay không để đưa ra quyết định.
Việc nghỉ hưu đối với cán bộ được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 31 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghỉ hưu đối với công chức như sau:
“1. Cán bộ được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Trước 06 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ phải thông báo cho cán bộ bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ ra quyết định nghỉ hưu.
3. Trong trường hợp đặc biệt, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể được kéo dài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, bạn thấy rằng đối với việc nghỉ hưu đối với người cán bộ phải theo quy định của Bộ luật lao động, sau đó trước 06 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu thì cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị quản lý cán bộ phải thông báo cho cán bộ bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ ra quyết định nghỉ hưu. Trong một số trường hợp đặc biệt, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể được kéo dài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?