Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh thực hiện dân chủ nhằm mục đích gì?
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh thực hiện dân chủ nhằm mục đích gì?
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh thực hiện dân chủ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh phải công khai những nội dung nào?
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh thực hiện dân chủ nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:
Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội
1. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và bảo đảm điều kiện thuận lợi cho Nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; huy động, khuyến khích Nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
2. Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh thực hiện dân chủ nhằm mục đích sau:
- Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và bảo đảm điều kiện thuận lợi cho Nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; huy động, khuyến khích Nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Hình từ Internet)
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh thực hiện dân chủ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
2. Bảo đảm dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và cá nhân; cản trở các hoạt động theo pháp luật của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
4. Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh thực hiện dân chủ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Bảo đảm dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và cá nhân; cản trở các hoạt động theo pháp luật của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh phải công khai những nội dung nào?
Theo Điều 5 Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định như sau:
Những nội dung công khai trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội
1. Danh mục và nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính trong các lĩnh vực của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội theo quy định.
2. Quy định, hướng dẫn việc gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp 113.
3. Tên, số điện thoại, thời gian làm việc, trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; kết quả xử lý kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận, không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến.
4. Hình thức, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
5. Thông tin về việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
6. Nơi tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ khi giải quyết công việc về công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội liên quan đến cơ quan, tổ chức và cá nhân.
8. Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Theo đó, trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp tỉnh phải công khai những nội dung sau:
- Danh mục và nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính trong các lĩnh vực của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội theo quy định.
- Quy định, hướng dẫn việc gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp 113.
- Tên, số điện thoại, thời gian làm việc, trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; kết quả xử lý kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận, không tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến.
- Hình thức, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Thông tin về việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
- Nơi tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ khi giải quyết công việc về công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội liên quan đến cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?