Cán bộ cấp xã có được hưởng phụ cấp lưu động khi làm việc hay không? Mức phụ cấp cụ thể là bao nhiêu?
Cán bộ chuyên trách cấp xã có được hưởng phụ cấp lưu động khi làm việc hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về các chế độ phụ cấp lương, trong đó:
Các chế độ phụ cấp lương
...
6. Phụ cấp lưu động:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định các đối tượng được áp dụng quy định về chế độ tiền lương bao gồm:
Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm:
...
7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (thay thế khoản 1 Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP đã hết hiệu lực) có liệt kê cán bộ cấp xã bao gồm:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp các cán bộ cấp xã thuộc danh sách trên sẽ thuộc nhóm đối tượng có thể hưởng phụ cấp lưu động khi làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Cán bộ cấp xã có được hưởng phụ cấp lưu động khi làm việc hay không? Mức phụ cấp cụ thể là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phụ cấp lưu động áp dụng cho cán bộ cấp xã được chia thành những mức nào?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV, mức phụ cấp lưu động áp dụng cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật được chia thành 03 mức như sau:
Mức phụ cấp:
Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiếu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000đ/tháng thì các mức tiền phụ cấp lưu động thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Theo đó, phụ cấp lưu động của cán bộ cấp xã được chia làm 3 mức là 0,2; 0,4 và 0, 6 so với mức lương tối thiểu chung, cụ thể số tiền được quy định như ở bảng trên.
Cán bộ cấp xã được hưởng phụ cấp lưu động cụ thể là bao nhiêu?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV quy định cụ thể về đối tượng áp dụng các mức phụ cấp lưu động như sau:
Đối tượng áp dụng
a) Mức 1, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và những người trong thời gian thử việc) công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc.
b) Mức 2, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất;
Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực;
Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn;
Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản;
Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.
Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn xã, thôn, bản, ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.
c) Mức 3, hệ số 0,6 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên đề;
Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình;
Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng;
Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xôi hẻo lánh.
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy mức phụ cấp lưu động tương ứng được phân chia tùy vào đơn vị, địa điểm, điều kiện làm việc... của các cán bộ, công chức, viên chức.
Vì bạn chưa nêu cụ thể bố của bạn làm việc tại đâu và điều kiện làm việc cụ thể như thế nào nên chưa thể xác định được chính xác mức phụ cấp lưu động áp dụng với bố bạn là mức nào.
Bạn có thể đối chiếu các quy định trên với thực tế tình trạng công việc của bố mình để xác định được mức phụ cấp lưu động tương ứng là bao nhiêu, từ đó xác định được số tiền phụ cấp lưu động mà bố bạn được hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?