Cán bộ cấp tỉnh từng bị xử lý kỷ luật có được giới thiệu ứng cử hay không? Thẩm quyền giới thiệu cán bộ cấp tỉnh ứng cử được quy định thế nào?
Cán bộ cấp tỉnh từng bị xử lý kỷ luật có được giới thiệu ứng cử hay không?
Cán bộ cấp tỉnh từng bị xử lý kỷ luật có được giới thiệu ứng cử hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 16 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử cụ thể như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử
1. Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.
2. Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
4. Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Theo đó, việc giới thiệu cán bộ cấp tỉnh ứng cử cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
– Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.
– Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
– Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
– Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì chỉ không giới thiệu ứng cử đối với cán bộ cấp tỉnh đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà không áp dụng đối với cán bộ cấp tỉnh từng bị xử lý kỷ luật.
Không giới thiệu ứng cử cán bộ cấp tỉnh bị kỷ luật vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian bao lâu?
Theo khoản 7 Điều 18 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện giới thiệu cán bộ cấp tỉnh ứng cử chức vụ cao hơn cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn
...
7. Cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật):
- 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách.
- 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
- 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.
Theo đó, căn cứ quy định trên đối với cán bộ cấp tỉnh bị kỷ luật thì không giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật):
– 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách.
– 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
– 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.
Thẩm quyền giới thiệu cán bộ cấp tỉnh ứng cử được quy định thế nào?
Theo Điều 17 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử
1. Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét nhân sự được đề xuất.
2. Tập thể lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định cán bộ theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình. Cụ thể:
- Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập… và ý kiến đề xuất của mình.
- Cơ quan thẩm định: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Tập thể quyết định cán bộ: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Theo đó, căn cứ quy định trên thẩm quyền giới thiệu cán bộ cấp tỉnh ứng cử, cụ thể:
– Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét nhân sự được đề xuất.
– Tập thể lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định cán bộ theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình. Cụ thể:
+ Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập… và ý kiến đề xuất của mình.
+ Cơ quan thẩm định: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
+ Tập thể quyết định cán bộ: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?