Cán bộ bị bệnh suy tim thì có đủ sức khỏe để tiếp tục công tác không? Có được xin từ chức hay không?
Một năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe bao nhiêu lần?
Căn cứ khoản 3 Mục III Quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn phân loại sức khỏe cán bộ như sau:
III. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI SỨC KHỎE
1. Phân loại sức khỏe: 5 loại như phần II.
Theo phụ lục Hướng dẫn về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ (Phụ lục đính kèm).
2. Nếu là lần đầu tiên đưa vào diện quản lý sức khỏe (QLSK) phải được kiểm tra sức khỏe để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện các bệnh nếu có xếp loại sức khỏe và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe theo mẫu để theo dõi, QLSK lâu dài.
3. Mỗi năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe (02 lần/năm đối với cán bộ cấp cao, hoặc ít nhất 01 lần/năm tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương), đánh giá và xếp loại đúng với thực trạng sức khỏe và tình hình bệnh tật nếu có và kiểm tra sức khỏe để hoàn thiện hồ sơ nhân sự quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và nhân sự cho các kỳ của Đại hội đại biểu các cấp của Đảng.
4. Phân loại, đánh giá và đề xuất xếp loại sức khỏe được thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với cán bộ thuộc diện quản lý.
5. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo quy định hiện hành.
6. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện quản lý theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định thì mỗi năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe 02 lần/năm đối với cán bộ cấp cao hoặc ít nhất 01 lần/năm tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Một năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)
Cán bộ phát hiện bị bệnh suy tim thì có đủ sức khỏe để tiếp tục công tác không?
Căn cứ Mục II Quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 quy định về việc phân loại tiêu chuẩn sức khỏe cán bộ như sau:
II. QUY ĐỊNH CHUNG
- Loại A: Khỏe mạnh, không có bệnh hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưng không ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 60.
- Loại B1: Đủ sức khỏe công tác, mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theo dõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 70.
- Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi, điều trị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80.
- Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.
- Loại D: Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, biến chứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Đồng thời, căn cứ Phụ lục hướng dẫn về phân loại sức khỏa cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
Như vậy, theo quy định trên, tùy vào từng trường hợp mà cán bộ bị mắc bệnh suy tim có thể được tiếp tục công tác hoặc không được tiếp tục công tác, cụ thể:
- Trường hợp bị mắc bệnh suy tim nhưng được phân loại ở mức B1, B2 thì vẫn còn đủ sức khỏe để tiếp tục công tác.
- Trường hợp bị mắc bệnh suy tim được phân loại ở mức C thì không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.
- Trường hợp bị mắc bệnh suy tim được phân loại ở mức D thì không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Cán bộ bị bệnh suy tim theo quy định có được xin từ chức hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau:
Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định thì cán bộ bị bệnh suy tim có thể xin từ chức nếu không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?