Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào? Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?
Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào?
Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục được quy định tại Điều 21 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục
1. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
2. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
Như vậy, cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để:
- Xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
- Hoạt động vì mục đích vụ lợi.
Đồng thời, tại Điều 3 Luật Giáo dục 2019 có quy định về tính chất, nguyên lý giáo dục như sau:
- Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
- Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào? Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào? (hình từ internet)
Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Luật Giáo dục 2019 thì nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
(2) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
(3) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
(4) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Lưu ý: Nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Giáo dục 2019:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Giáo dục 2019;
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ai có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ theo Điều 52 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
...
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất con dấu được trực tiếp giao con dấu nào cho khách hàng? Trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự?
- Hộ gia đình sử dụng đất ổn định trong bao lâu thì được Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai mới?
- Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã tội phạm trong trường hợp nào? Có phải gửi quyết định truy nã cho Viện kiểm sát nhân dân không?
- Cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế thì có được xóa nợ không?
- Công tác quản lý rủi ro có bao gồm việc đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí không?