Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC theo Hiệp định CPTPP? Trị giá được cộng khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực?

Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC theo Hiệp định CPTPP? Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ thì được cộng trị giá nào vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC?

Hiệp định CPTPP gồm những nước nào? Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày nào?

Tại Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) có nêu:

Theo Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), ký tại Santiago, Chi-lê, ngày 08 tháng 3 năm 2018, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Theo đó, Hiệp định CPTPP hay còn gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Hiện nay, CPTPP bao gồm 11 thành viên ký kết là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC theo Hiệp định CPTPP? Trị giá được cộng khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực?

Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC theo Hiệp định CPTPP? Trị giá được cộng khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC?(Hình từ Internet)

Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC theo Hiệp định CPTPP?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2019/TT-BCT thì Hàm lượng giá trị khu vực RVC quy định tại Thông tư này và các Phụ lục liên quan để xác định hàng hóa có xuất xứ được tính như sau:

(1) Công thức tính giá trị tập trung: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ xác định:

RVC= [(Trị giá hàng hóa - FVNM) / Trị giá hàng hóa] x 100

(2) Công thức tính gián tiếp: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ:

RVC= [(Trị giá hàng hóa - VNM) / Trị giá hàng hóa] x 100

(3) Công thức tính trực tiếp: Dựa trên trị giá của nguyên liệu có xuất xứ:

RVC= (VOM / Trị giá hàng hóa) x 100

(4) Công thức tính chi phí tịnh (chỉ áp dụng đối với ô tô):

RVC= [(NC - VNM) / NC] x 100

Trong đó:

- RVC là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

- VNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

- NC là chi phí tịnh của hàng hóa được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2019/TT-BCT.

- FVNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BCT và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

Nguyên liệu không có xuất xứ không quy định tại Phụ lục I không được tính vào việc xác định FVNM.

- VOM là trị giá của nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

Lưu ý: Tất cả các chi phí được xem xét để tính hàm lượng giá trị khu vực được lưu trữ và tuân theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi áp dụng tại lãnh thổ của Nước thành viên nơi sản xuất ra hàng hóa.

Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ thì được cộng trị giá nào vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC?

Trị giá được cộng vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2019/TT-BCT như sau:

Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
1. Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ nhưng sử dụng trong quá trình sản xuất tiếp theo và đáp ứng các quy định tại Thông tư này thì được coi là có xuất xứ khi xác định xuất xứ cho hàng hóa được sản xuất tiếp theo, bất kể nguyên liệu đó có được sản xuất bởi nhà sản xuất hàng hóa đó hay không.
2. Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, trị giá dưới đây có thể được cộng vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực:
a) Trị giá của quá trình gia công nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;
b) Trị giá của bất kỳ nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

Đối chiếu với quy định trên, trong trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, trị giá dưới đây có thể được cộng vào xuất xứ hàng hóa khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC:

(1) Trị giá của quá trình gia công nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên;

(2) Trị giá của bất kỳ nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu không có xuất xứ được thực hiện tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.

Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực
Hiệp định CPTPP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp trúng gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hiệp định CPTPP mà nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu về nhân sự chủ chốt thì bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC theo Hiệp định CPTPP? Trị giá được cộng khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực?
Pháp luật
VN áp dụng công thức tính RVC Hàm lượng giá trị khu vực nào để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định ATIGA?
Pháp luật
Hiệp định CPTPP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP bị từ chối khi nào?
Pháp luật
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được lập theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong việc mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được quy định thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu tham gia đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP được đăng tải ở đâu? Kế hoạch sẽ có những nội dung gì?
Pháp luật
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân lựa chọn công thức tính RVC dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico được hưởng thuế quan theo Hiệp định CPTPP khi đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp Chứng thư xuất khẩu cho lô hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo Hiệp định CPTPP qua địa chỉ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực
1,105 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực Hiệp định CPTPP

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực Xem toàn bộ văn bản về Hiệp định CPTPP

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào