Cách lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản ra sao? Quy trình chuẩn bị mẫu thử phòng thí nghiệm đối với mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã lấy được như thế nào?

Vừa rồi cơ sở của tôi có nhập một lô sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, nếu muốn đánh giá chất lượng sản phẩm thì phải thực hiện phương thức đánh giá như thế nào? Các bước thực hiện ra sao?

Lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Hình từ Internet)

Để đánh giá chất lượng sản phẩm xử lý môi trường thì phải dùng dụng cụ như thế nào để lấy mẫu và chứa mẫu?

Theo Mục 5 TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu quy định về dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu như sau:

"5. Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu
Dụng cụ lấy mẫu phải thích hợp với kích thước hạt của sản phẩm, trạng thái vật lý của sản phẩm, kích thước mẫu được lấy và với dạng bao gói, kích thước của vật chứa. Dụng cụ lấy mẫu, vật đựng mẫu phải sạch, khô, không có mùi lạ, đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu.
Khi lấy mẫu hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, dụng cụ lấy mẫu và vật đựng mẫu phải được làm bằng vật liệu trơ thích hợp với đặc điểm của từng loại hóa chất đảm bảo không phản ứng với sản phẩm và an toàn cho người lấy mẫu.
Dụng cụ lấy mẫu và vật đựng mẫu chế phẩm vi sinh vật xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được tiệt trùng bằng cách sấy ở nhiệt độ 170 °C đến 180 °C trong thời gian không ít hơn 1 h hoặc trong nồi hấp áp lực ở nhiệt độ 121 °C trong thời gian không ít hơn 15 min và được bảo quản trong các điều kiện thích hợp đảm bảo vô trùng.
Trong trường hợp lấy mẫu tại hiện trường không có điều kiện áp dụng các phương pháp tiệt trùng nêu trên, thì có thể làm sạch dụng cụ lấy mẫu (phần tiếp xúc trực tiếp với chế phẩm vi sinh vật) bằng một trong các phương pháp dưới đây và phải được sử dụng ngay sau khi để khô hoặc ngay sau khi nguội:
- Nhúng ngập trong dung dịch etanol 70 % trong thời gian từ 1 đến 2 min, đốt trên ngọn lửa; hoặc
- Lau bề mặt bằng bông sạch tẩm etanol 70 % hoặc tráng bề mặt bằng etanol 70 %; hoặc
- Nhúng ngập trong nước ở nhiệt độ 100 °C trong thời gian từ 10 min đến 20 min."

Như vậy, dụng cụ phải thích hợp với kích thước hạt của sản phẩm, trạng thái vật lý của sản phẩm, kích thước mẫu được lấy và với dạng bao gói, kích thước của vật chứa.

Dụng cụ lấy mẫu, vật đựng mẫu phải sạch, khô, không có mùi lạ, đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu.

Dụng cụ lấy mẫu và vật đựng mẫu phải được làm bằng vật liệu trơ thích hợp với đặc điểm của từng loại hóa chất đảm bảo không phản ứng với sản phẩm và an toàn cho người lấy mẫu; phải được tiệt trùng bằng cách sấy ở nhiệt độ 170 °C đến 180 °C trong thời gian không ít hơn 1 h hoặc trong nồi hấp áp lực ở nhiệt độ 121 °C trong thời gian không ít hơn 15 min và được bảo quản trong các điều kiện thích hợp đảm bảo vô trùng.

Tải về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản mới nhất 2023: Tại Đây

Cách lấy mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản ra sao?

Theo tiểu mục 6.3.1 và tiểu mục 6.3.2 Mục 6 TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu quy định về cách tiến hành lấy mẫu như sau:

"6.3 Cách tiến hành
6.3.1 Xác định vị trí lấy mẫu ban đầu
Các đơn vị bao gói (ví dụ: thùng, phuy, bao, gói, chai lọ hoặc kiện sản phẩm) phải được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên ở các vị trí vùng bề mặt xung quanh và độ sâu khác nhau (phía trong, giữa, dưới, các góc) trong lô sản phẩm nhằm đảm bảo tất cả các phần của lô sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đều có cơ hội được chọn lấy mẫu như nhau. Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản chứa trong các kiện, phải lấy ngẫu nhiên một đơn vị bao gói (ví dụ: túi, gói, chai, lọ) từ mỗi kiện sản phẩm lấy mẫu để lấy mẫu ban đầu.
6.3.2 Lấy mẫu ban đầu
Các mẫu ban đầu (khoảng 200 g) được lấy từ các đơn vị bao gói có khối lượng lớn hơn 1 kg hoặc 1 L đã được chọn một cách ngẫu nhiên trong lô. Mẫu ban đầu được lấy sâu bên trong bao gói hoặc được lấy từ 3 vị trí khác nhau và phân bố đều sao cho đại diện cho toàn đơn vị bao gói. Nếu khối lượng đơn vị bao gói nhỏ hơn hoặc bằng 1 kg hoặc 1 L thì mẫu ban đầu được lấy là đơn vị bao gói nguyên. Các mẫu ban đầu từ đơn vị bao gói lớn hơn 200 kg hoặc 200 L phải được lấy ở các vùng bề mặt và độ sâu khác nhau trong đơn vị bao gói đó sao cho đại diện cho toàn đơn vị bao gói.
Sau khi lấy mẫu ban đầu, làm kín ngay bao gói, niêm phong lại, các thùng, bao gói vừa lấy mẫu được dán nhãn “Đã lấy mẫu”."

Như vậy các mẫu được lấy từ các đơn vị bao gói có khối lượng lớn hơn 1 kg hoặc 1 L đã được chọn một cách ngẫu nhiên trong lô.

Mẫu ban đầu được lấy sâu bên trong bao gói hoặc được lấy từ 3 vị trí khác nhau và phân bố đều sao cho đại diện cho toàn đơn vị bao gói.

Sau khi lấy mẫu ban đầu, làm kín ngay bao gói, niêm phong lại, các thùng, bao gói vừa lấy mẫu được dán nhãn “Đã lấy mẫu”.

Quy trình chuẩn bị mẫu thử phòng thí nghiệm đối với mẫu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã lấy được như thế nào?

Theo tiểu mục 6.3.3 Mục 6 TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu quy định về cách thử nghiệm như sau:

"6.3 Cách tiến hành
6.3.3 Chuẩn bị mẫu thử phòng thử nghiệm
Gộp tất cả các mẫu ban đầu trong đơn vị bao gói để thu được mẫu chung của bao gói lấy mẫu, sau đó gộp tất cả các mẫu chung đó để thu được mẫu chung của lô hàng.
Tiến hành trộn và chia mẫu để thu được mẫu rút gọn. Chia mẫu rút gọn làm ba hoặc bốn phần bằng nhau rồi bao gói phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, một hoặc hai phần dùng để phân tích và hai phần để lưu. Cỡ của mỗi đơn vị mẫu (mỗi phần mẫu lưu/mẫu phân tích) phải đủ lớn để thực hiện đầy đủ các phép thử yêu cầu và có khối lượng tối thiểu là 0,5 kg đối với sản phẩm dạng rắn; 0,5 L đối với sản phẩm dạng lỏng, bán lỏng. Trường hợp đặc biệt (gộp nhiều mẫu vẫn không đủ khối lượng cần thiết) thì khối lượng của mỗi đơn vị mẫu gửi đi phân tích không ít hơn 100 g đối với sản phẩm dạng rắn; 100 ml đối với sản phẩm dạng lỏng và bán lỏng."

Theo đó để tiến hành thử nghiệm ta sẽ gộp tất cả các mẫu ban đầu trong đơn vị bao gói để thu được mẫu chung của bao gói lấy mẫu, sau đó gộp tất cả các mẫu chung đó để thu được mẫu chung của lô hàng.sau đó thực hiện theo quy định của TCVN 13053:2021 vừa nêu trên.

Nuôi trồng thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nuôi trồng thủy sản lồng bè mà không đăng ký bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không?
Pháp luật
Cá nhân không ghi chép quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hộ gia đình không thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
Pháp luật
Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất nuôi trồng thủy sản? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy hải sản?
Pháp luật
Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là mẫu nào? Có thể tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi trồng thủy sản
2,605 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi trồng thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi trồng thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào