Cách ghi nhãn thuốc phóng xạ sau khi cơ sở khám chữa bệnh pha chế như thế nào? Cơ sở khám chữa bệnh xử lý thuốc phóng xạ không sử dụng hết bằng biện pháp gì?

Tôi muốn hỏi yêu cầu đối với khu vực pha chế thuốc phóng xạ tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định ra sao? Cách ghi nhãn thuốc phóng xạ và trường hợp không sử dụng hết thuốc phóng xạ thì xử lý như nào? - Câu hỏi của anh Nguyên Khang (Bình Thuận).

Yêu cầu đối với khu vực pha chế thuốc phóng xạ tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định ra sao?

Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 30/2021/TT-BYT quy định như sau:

Pha chế, phân liều thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại cơ sở
4. Khu vực pha chế, phân liều thuốc phóng xạ được thiết kế, trang bị các thiết bị, dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ và áp dụng các biện pháp an toàn bức xạ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 và Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 05 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Dẫn chiếu theo Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Yêu cầu an toàn đối với thiết bị đo bức xạ, thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ
1. Cơ sở y tế có sử dụng thiết bị xạ trị từ xa, xạ trị áp sát phải trang bị thiết bị đo suất liều bức xạ. Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ (cơ sở y học hạt nhân) phải trang bị thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề mặt có dải năng lượng đo phù hợp với loại bức xạ phát ra từ thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ sử dụng tại cơ sở để thường xuyên đo kiểm tra phông bức xạ môi trường, nhiễm bẩn phóng xạ và kiểm soát mức bức xạ khi đi vào khu vực có nguồn phóng xạ.
2. Cơ sở y học hạt nhân phải trang bị các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ sau:
a) Tủ hút có thể tích và lưu lượng hút phù hợp để pha chế, phân liều thuốc phóng xạ;
b) Bàn để pha chế, phân liều thuốc phóng xạ có màn che chắn chì kết hợp với vật liệu che chắn bức xạ beta hình L và màn quan sát bằng kính chì;
c) Tay gắp, kẹp nguồn để thao tác với nguồn phóng xạ từ xa;
d) Bình đựng thuốc phóng xạ có che chắn chì và lớp vỏ bên ngoài chống vỡ;
đ) Khay được thiết kế đặc biệt để pha chế, phân liều thuốc phóng xạ dạng lỏng;
e) Xilanh có che chắn chì được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong y học hạt nhân;
g) Ống hút (pippet) tự động dùng một lần;
h) Dụng cụ để xử lý chất phóng xạ bị đổ.
3. Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ trong xạ trị áp sát phải trang bị các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ sau:
a) Bàn để thao tác với nguồn phóng xạ có màn che chắn chì hình L và màn quan sát bằng kính chì;
b) Các dụng cụ gắp nguồn, kẹp nguồn có tay cầm dài;
c) Tủ đựng nguồn có các ngăn khác nhau để đựng nguồn có hoạt độ khác nhau;
d) Bình đựng nguồn để vận chuyển.

Ngoài ra, khu vực pha chế thuốc phóng xạ tại cơ sở khám chữa bệnh cần đáp ứng được yêu cầu quy định tại theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2021/TT-BYT quy định như sau:

Khu vực pha chế, bảo quản và kiểm nghiệm thuốc được thiết kế phù hợp với quy mô pha chế, bảo quản và kiểm nghiệm (nếu có).

Khu vực pha chế thuốc độc, thuốc phóng xạ phải bảo đảm để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc cho nhân viên pha chế.

Cụ thể như sau:

+ Bố trí riêng biệt, có diện tích phù hợp để thực hiện pha chế thuốc;

+ Bố trí theo một trật tự hợp lý tương ứng với trình tự của các hoạt động pha chế, thiết kế khu vực pha chế theo nguyên tắc một chiều, thuận lợi cho việc làm sạch, duy trì điều kiện vệ sinh, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, bảo đảm vệ sinh kiểm soát nhiễm khuẩn và chống nhiễm chéo;

+ Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo yêu cầu của từng dạng thuốc pha chế. Các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm phải được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Các thiết bị chiếu sáng phải được lắp đặt, kiểm tra phù hợp bảo đảm cung cấp đủ ánh sáng cho tất cả các hoạt động pha chế;

+ Duy trì nguồn cung cấp nước sạch;

+ Tham khảo nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế thế giới về cấp độ môi trường sạch và áp suất không khí để bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn khu vực pha chế và phòng, chống phơi nhiễm cho nhân viên y tế;

+ Khu vực pha chế thuốc độc, thuốc phóng xạ phải được dán nhãn cảnh báo và có biển báo thích hợp.

Cách ghi nhãn thuốc phóng xạ sau khi cơ sở khám chữa bệnh pha chế như thế nào?

Cách ghi nhãn thuốc phóng xạ sau khi cơ sở khám chữa bệnh pha chế như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách ghi nhãn thuốc phóng xạ sau khi cơ sở khám chữa bệnh pha chế như thế nào?

Theo khoản 6 Điều 10 Thông tư 30/2021/TT-BYT quy định như sau:

Pha chế, phân liều thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại cơ sở
6. Thuốc phóng xạ sau khi pha chế phải được dán nhãn và ghi rõ các thông tin sau: tên cơ sở, địa chỉ cơ sở, ngày sản xuất, tên thuốc, đồng vị phóng xạ, dạng hóa học, tổng hoạt độ phóng xạ, ngày đo hoạt độ phóng xạ, tên chất mang, người pha, số lô pha chế, thể tích của chế phẩm thuốc phóng xạ trường hợp ở dạng dung dịch, hạn sử dụng và các thông tin khác đối với nhãn thuốc theo quy định của pháp luật về dược.

Theo đó, thuốc phóng xạ sau khi pha chế phải được dán nhãn và ghi rõ các thông tin sau: tên cơ sở, địa chỉ cơ sở, ngày sản xuất, tên thuốc, đồng vị phóng xạ, dạng hóa học, tổng hoạt độ phóng xạ, ngày đo hoạt độ phóng xạ, tên chất mang, người pha, số lô pha chế, thể tích của chế phẩm thuốc phóng xạ trường hợp ở dạng dung dịch, hạn sử dụng và các thông tin khác đối với nhãn thuốc theo quy định của pháp luật về dược.

Cơ sở khám chữa bệnh xử lý thuốc phóng xạ không sử dụng hết bằng biện pháp gì?

Theo khoản 8 Điều 10 Thông tư 30/2021/TT-BYT quy định như sau:

Pha chế, phân liều thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại cơ sở
8. Cơ sở pha chế thuốc phóng xạ phải lập, lưu giữ biên bản hủy lượng thuốc phóng xạ đã pha chế nhưng không sử dụng hết kèm theo biện pháp xử lý theo quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Theo đó, trường hợp không sử dụng hết thuốc phóng xạ thì cơ sở khám chữa bệnh lập, lưu giữ biên bản hủy lượng thuốc phóng xạ đã pha chế nhưng không sử dụng hết.

Ngoài ra, cơ sở khám chữa bệnh cần xử lý thuốc phóng xạ bằng các biện pháp được quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, cụ thể như sau:

(1) Chất thải phóng xạ dạng rắn sẽ được nén hoặc ép để giảm thể tích nếu được xác định là loại chất thải có thể nén, ép được và bảo đảm:

+ Chất thải không chứa thành phần có thể gây phản ứng hóa học hoặc làm hỏng kiện chất thải khi điều kiện hóa;

+ Không có nguồn phóng xạ lẫn trong chất thải;

+ Các thành phần có khả năng gây nhiễm bệnh đã được loại bỏ khỏi chất thải hoặc đã được khử trùng;

+ Không có bình áp suất lẫn trong chất thải;

+Chất thải đã được làm khô trước khi nén, ép.

(2) Chất thải phóng xạ dạng rắn sẽ được đốt nếu được xác định là loại chất thải có thể đốt được và bảo đảm:

+ Không có nguồn phóng xạ lẫn trong chất thải;

+ Không có bình áp suất lẫn trong chất thải;

+ Có công nghệ đốt kiểm soát được việc đốt cháy hoàn toàn các thành phần ẩm ướt và xử lý khí thải đạt mức cho phép thải ra môi trường;

+ Có giải pháp để quản lý đối với tro phóng xạ tạo ra.

Thuốc phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc pha chế, phân liều thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thuốc phóng xạ có được sử dụng tại nhà không? Dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc phóng xạ được ghi như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn được cung cấp thuốc phóng xạ có cần phải xin phép Bộ Y tế hay không?
Pháp luật
Người trực tiếp quản lý thuốc phóng xạ có bắt buộc phải là giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không?
Pháp luật
Thuốc phóng xạ là gì? Người quản lý thuốc phóng xạ phải có bằng tốt nghiệp ngành dược từ trình độ nào trở lên?
Pháp luật
Cách ghi nhãn thuốc phóng xạ sau khi cơ sở khám chữa bệnh pha chế như thế nào? Cơ sở khám chữa bệnh xử lý thuốc phóng xạ không sử dụng hết bằng biện pháp gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc phóng xạ
1,324 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào