Cách ghi bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC? Tải về bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác?
Tải về bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC?
(i) Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng
...
2. Nhận xét, đánh giá cán bộ
...
3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
4. Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
...
5. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ
...
(ii) Tại Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
...
b) Nhận xét, đánh giá công chức
...
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
d) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
...
b) Nhận xét, đánh giá công chức
...
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
(iii) Tại Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
...
b) Nhận xét, đánh giá viên chức
...
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
...
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
...
>>> Tham khảo bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC dưới đây:
Tải về bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC
Cách ghi bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC? Tải về bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác? (Hình từ Internet)
Cách ghi bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC?
Tham khảo Cách ghi bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác đối với CBCCVC dưới đây:
....................................... (Cấp uỷ).......................... | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ........., Ngày tháng năm ..... |
BẢN NHẬN XÉT
Của cấp uỷ cơ sở nơi công tác
-*-
I. Sơ lược lý lịch cán bộ
1. Họ và tên
2. Ngày, tháng, năm sinh
3. Quê quán
4. Ngày vào Đảng, ngày chính thức
5. Chức vụ Đảng, chính quyền,đoàn thể hiện nay
II. Nhận xét, đánh giá
1. Ưu điểm
(1) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách lối sống
- Quan điểm chính trị, ý thức chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Đạo đức lối sống; thái độ và hành động chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác.
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tác phong công tác; quan hệ với cán bộ và nhân dân; kết quả đánh giá của cấp uỷ nơi cư trú.
- Tín nhiệm trong Đảng, trong cán bộ, công chức và quần chúng ở cơ quan; vấn đề đoàn kết và khả năng quy tụ cán bộ.
Thực hiện lối sống giản dị lành mạnh, trung thực, gương mẫu giữ gìn tư cách đạo đức và tiên phong gương mẫu của người Đảng viên, người cán bộ quản lý.
Chấp hành và thực hiện tốt các quy định về những điều Đảng viên không được làm của Bộ chính trị, thực hiện tốt quy trình phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Chi bộ cũng như công tác chuyên môn, luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong cơ quan cũng như ngoài quần chúng nhân dân.
Thường xuyên tham gia đầy đủ các buổi họp triển khai Nghị quyết của Đảng ủy...
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở trong cơ quan cũng như nơi cư trú, luôn tôn trọng ý kiến đóng góp và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp cũng như các ban ngành, đoàn thể để điều chỉnh bản thân trong phương pháp làm việc;
Luôn ý thức nghiêm túc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
....
(2) Năng lực công tác
- Việc nghiên cứu vận dụng, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước vào công công tác lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
- Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công tác theo chức trách,nhiệm vụ được giao (căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm).
Bản thân luôn gương mẫu trước tập thể và luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực công tác, tích cực học hỏi, đặc biệt trong công tác quản lý chỉ đạo chung của .... Cụ thể: (nêu rõ các thành tích)
2. Khuyết điểm, hạn chế:
........................................................................................................................
Trong công tác đôi khi còn chưa mạnh dạn đề xuất và tham mưu các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa trong công tác quản lý chỉ đạo.
Trong sinh hoạt Chi bộ đôi lúc còn e dè, chưa mạnh dạn và còn nể nang, tình cảm trong công tác phê bình và tự phê bình.
T/M CẤP UỶ
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thế nào theo Nghị định 90?
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
(2) Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
(3) Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Căn cứ tại (1), (2) và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số PC10 Mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất theo Nghị định 50? Kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung nào?
- Nghị quyết chi bộ tháng 12 năm 2024 chi tiết? Mẫu nghị quyết sinh hoạt chi bộ trường học tháng 12 2024 thế nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm ban thường vụ cấp ủy cấp huyện mới nhất? Tải mẫu? Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có chức năng gì?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình là mẫu nào? Liên kết các chương trình truyền hình giải trí như thế nào?
- Mẫu bài phát biểu dự sinh hoạt chi bộ ngắn gọn 2024? Phát biểu chỉ đạo dự sinh hoạt chi bộ năm 2024 thế nào?